spot_img
HomeĐô thịĐô thị hoá tại Việt Nam đang đánh đổi giữa công bằng và hiệu quả?

Đô thị hoá tại Việt Nam đang đánh đổi giữa công bằng và hiệu quả?

Mô hình đô thị hoá phần nhiều hướng tới sự “công bằng” khiến các khu vực tăng trưởng cao hơn nhận nguồn đầu tư ít hơn, thiếu đầu tư để duy trì tăng trưởng…

Hội thảo thúc đẩy đô thị hoá để thu hẹp khoảng cách phát triển: Vai trò của đô thị hoá trong thập kỷ tới do Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức ngày 13/9 tại Hà Nội

Quá trình đô thị hoá tại Việt Nam có xu hướng suy giảm trong 5 năm trở lại đây. Với mô hình phân tán các nguồn lực và yếu tố sản xuất quan trọng trên phạm vi cả nước, cấp đô thị có hiệu quả cao hơn tại Việt Nam đang không có đủ nguồn lực để duy trì tăng trưởng.

Đây là kết quả phát hiện tạm thời được phác thảo trong Nghiên cứu về Đô thị hoá Việt Nam của Ngân hàng Thế giới (WB), được mang ra tham luận tại hội thảo “Thúc đẩy đô thị hoá để thu hẹp khoảng cách phát triển: Vai trò của đô thị hoá trong thập kỷ tới” do Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức ngày 13/9 tại Hà Nội.

Theo nhóm tác giả, những hệ quả của mô hình đô thị hoá trên, cùng với các thách thức mới nổi của việc thắt chặt nguồn lực tài khoá và thu hẹp lực lượng lao động đô thị, đã đưa quá trình đô thị hoá của Việt Nam đến một bước ngoặt. Cụ thể, chính sách tài khoá cào bằng đã chuyển hướng nguồn lực từ khu vực tăng trưởng cao hơn sang khu vực kém phát triển. Mô hình đô thị hoá “giải ngân theo không gian” này phần nhiều hướng tới sự “công bằng”.

Đồng tình với quan điểm này, TS. Vũ Thành Tự Anh, thành viên tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng cho biết, hiện tại các địa phương có thu ngân sách cao đang được điều chuyển ngân sách về trung ương.

“Do đó, các địa phương không có động lực để thu ngân sách. Điều này lý giải tại sao tốc độ tăng trưởng của TP.HCM và Hà Nội, hai trụ cột của cả nước, không cao hơn mức trung bình của cả nước”, ông Tự Anh cho biết.

Ông Tự Anh dẫn kết quả một báo cáo năm 2016 của A.T. Kearney về vai trò của các đô thị, trong đó bức tranh của Việt Nam rất khác so với toàn cầu. Trong báo cáo của A.T. Kearney, 123 đô thị lớn nhất thế giới chiếm 13% dân số và chiếm 32% GDP. Trong khi đó, 5 thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam chiếm khoảng 21% dân số nhưng chỉ chiếm 34% GDP của nước.

“Nếu trên thế giới, các đô thị lớn nhất thực sự là động lực tăng trưởng, tại Việt Nam, 5 thành phố trụ cột trung ương chưa thực sự là động lực tăng trưởng. Tỷ lệ đóng góp vào GDP của 5 thành phố này gần như không thay đổi đáng kể trong vòng 15 năm trở lại đây: năm 2005, đóng góp khoảng 36 – 37%, thì hiện nay là khoảng 40%”, ông Tự Anh tiếp tục. “Các thành phố trực thuộc trung ương đang vấp phải một ngưỡng không thể vượt lên được nữa. Nếu vượt qua được ngưỡng này, tỷ lệ đóng góp của 5 thành phố này thậm chí còn giảm chứ không tăng. Nếu không có sự thay đổi cơ bản về đô thị hoá và phân phối nguồn lực, thì tình trạng này sẽ còn xấu đi”.

Chuyên gia kinh tế này cho biết hiện tại, đa số dân số tăng thêm tại Việt Nam tập trung ở vùng Đông Nam Bộ, Hà Nội và Đà Nẵng, tuy nhiên, nguồn lực không chảy về ba khu vực này.

“Đây là một mâu thuẫn, thể hiện sự đánh đổi giữa công bằng và hiệu quả. Xu thế dân số tại các khu vực này tăng nhưng chi tiêu ngân sách thường xuyên, đầu tư trung bình lại giảm. Cách làm này không thể mang lại sự bền vững được. Nếu không thay đổi cách làm hiện nay, các đô thị sẽ trở thành gánh nặng chứ phải là nguồn lực tăng trưởng”, ông Tự Anh nhận định.

“Trong một thời gian dài, khi phải đánh đổi giữa công bằng và hiệu quả, chúng ta đã chọn công bằng. Vì đô thị hoá và công nghiệp hoá đã gần đạt ngưỡng, nếu ta tiếp tục chính sách như thế này, thì sẽ không đạt được cả hiệu quả lẫn công bằng”, ông Tự Anh cho biết.

Điều này cũng được nhấn mạnh trong kết quả nghiên cứu tạm thời của nhóm nghiên cứu WB, trong đó nói rằng Việt Nam không thể tiếp tục con đường đô thị hoá trước đây. Thay vào đó, Việt Nam cần chuyển đổi mô hình đô thị hoá quốc gia và bắt tay thực hiện một lộ trình hiệu quả, bao trùm và có khả năng chống chịu hơn, đòi hỏi phải chuyển đổi chính sách để tập trung vào “nền kinh tế tích tụ” và “liên kết vùng”.

Theo Vneconomy

spot_img
spot_img
spot_img
spot_img

Đăng ký trở thành Hội viên

Tham gia Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh và cùng xây dựng môi trường xanh hơn!

Tham gia sự kiện

analytica Vietnam 2025 - Triển lãm quốc tế chuyên ngành lớn nhất tại Việt Nam trong lĩnh vực Phân tích, Thí nghiệm, Công nghệ Sinh học và Chẩn đoán

Bài liên quan:

Tôn Đông Á đồng hành cùng hành tinh xanh – bước tiến vị môi trường bền vững

Trải qua 26 năm hình thành và phát triển, Tôn Đông Á đã khẳng định vị thế là thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực thép lá mạ tại Việt Nam, đồng thời tiên phong thực hiện sứ mệnh...

GROWTECH VIETNAM 2024: CỘT MỐC ẤN TƯỢNG CHO CÔNG NGHIỆP NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Growtech Vietnam 2024, triển lãm quốc tế hàng đầu về thiết bị và công nghệ nông - lâm - ngư nghiệp, đã khép lại thành công vang dội sau ba ngày sôi động tại Nhà B, Trung tâm Hội...

Công bố Quy hoạch Bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Ngày 15/11, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức công bố Quy hoạch Bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại...

WEBINAR “Kinh Tế Tuần Hoàn và Đổi Mới Sáng Tạo trong Phát Triển Bền Vững”

Việt Nam đang đối mặt với áp lực về phát triển kinh tế song hành cùng bảo vệ môi trường. Hội thảo SUSTAINABLE FUTURE 7 là cơ hội để các doanh nghiệp và cá nhân tiếp cận các giải...

“Trại cai nhựa” cùng nhau thay đổi thói quen sử dụng nhựa dùng một lần từ những hành động nhỏ

Ngày 16/11/2024, tại Sảnh Tây - AEON MALL Tân Phú Celadon. Choice khởi xướng dự án truyền thông "Trại Cai Nhựa" với khẩu hiệu "Cắt cơn nghiện nhựa, chữa lành hành tinh". Dự án nhằm nâng cao nhận thức về...

Công ty VDS tổ chức hội nghị tập huấn kiểm kê khí nhà kính tại Đồng Nai

Ngày 14/11/2024, Công ty Cổ phần Giải pháp Nền tảng số Việt Nam (VDS) đã phối hợp với Ban Quản lý các Khu Công nghiệp tỉnh Đồng Nai và các chuyên gia đến từ Trường Đại học Tài nguyên...
spot_img
spot_img