spot_img
HomeKhoa học - Công nghệLượng khí thải CO2 trong khí quyển tăng kỷ lục do nhu cầu năng lượng tăng và việc sử...

Lượng khí thải CO2 trong khí quyển tăng kỷ lục do nhu cầu năng lượng tăng và việc sử dụng than đá gia tăng

Lượng khí thải carbon trong lĩnh vực năng lượng đã tăng lên mức cao kỷ lục trong năm 2018 do nhu cầu tiêu thụ năng lượng và việc sử dụng than đá gia tăng, chủ yếu ở các nước châu Á.

Trong báo cáo công bố ngày 26/3, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho biết, trong năm ngoái, lượng khí thải CO2 liên quan tới năng lượng đã tăng 1,7% so với năm 2017 lên 33 tỷ tấn, mức cao nhất trong 6 năm qua, trong đó khí thải từ hoạt động sản xuất điện năng chiếm gần 70%.

Cụ thể, lượng khí thải CO2 của Mỹ tăng 3,1%, đảo ngược đà giảm trong năm 2017, trong khi mức tăng của Trung Quốc và Ấn Độ lần lượt là 2,5% và 4,5%. Tại châu Âu, lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính đã giảm 1,3% so với một năm trước đó. Nhật Bản cũng chứng kiến mức giảm lượng khí phát thải trong năm thứ 5 liên tiếp.

Các nhà khoa học cho rằng sự gia tăng bất thường lượng khí phát thải toàn cầu trong vòng 5-6 năm trở lại đây đã cho thấy có sự thay đổi trong sử dụng than đá. Bà Le Quere chỉ rõ xu hướng này liên quan đến nhu cầu tiêu thụ than đá tăng nhanh tại Trung Quốc. Trong khi lượng khí CO2 phát thải từ việc đốt than đá chiếm tới 40% lượng khí CO2 toàn cầu, thì Trung Quốc chiếm tới 27% và dự báo con số này sẽ tăng thêm 4,7% trong năm 2018.

Cũng với xu hướng này, Mỹ sẽ ghi nhận khí CO2 phát thải tăng 2,5%, chiếm 15% lượng khí toàn cầu trong năm 2018. Ấn Độ, quốc gia chiếm tới 7% khí CO2 toàn cầu, cũng chứng kiến xu hướng tương tự với mức tăng 6%. Trong khi đó, các nước Liên minh châu Âu sẽ ghi nhận mức khí gây ô nhiễm này giảm nhẹ và chỉ chiếm 0,1% lượng khí CO2 toàn cầu. Các nhà khoa học cảnh báo tình trạng gia tăng khí CO2 phát thải có thể khiến con người phải hứng chịu nắng nóng nghiêm trọng vào mùa hè và lạnh giá vào mùa đông.

Khí thải carbon dioxide là nguyên nhân chính khiến nhiệt độ trung bình toàn cầu gia tăng. Việc kiềm chế mức tăng nhiệt toàn cầu đang là thách thức đối với nhiều nước trên thế giới nhằm tránh những tác động tiêu cực của tình trạng biến đổi khí hậu.

IEA đã lần đầu tiên đánh giá tác động của việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch đối với mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu và nhận thấy rằng lượng khí CO2 thải ra từ việc tiêu thụ than đá là nguyên nhân gây ra mức tăng nhiệt 0,3 độ C trong mỗi mức tăng 1 độ C của nhiệt độ toàn cầu. Trong năm 2018, lượng khí thải CO2 từ than đá được sử dụng để sản xuất điện đã lần đầu tiên vượt quá 10 tỷ tấn.

Trong khi đó, mức tăng trưởng hai con số trong sản xuất điện Mặt trời và điện gió vẫn chưa đủ nhanh để đáp ứng nhu cầu điện năng đang gia tăng vốn cũng đã thúc đẩy việc sử dụng than đá – loại nhiên liệu thải nhiều carbon nhất. Trung Quốc, Mỹ và Ấn Độ chiếm gần 70% tổng nhu cầu tiêu thụ năng lượng toàn cầu. Về than đá nói riêng, các nước châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Philippines và Malaysia là những nước tiêu thụ nhiều nhất.

Giám đốc điều hành của IEA Fatih Birol cảnh báo: “Chúng ta đang chứng kiến sự gia tăng bất thường về nhu cầu năng lượng toàn cầu trong năm 2018, hiện tăng ở mức nhanh nhất trong thập kỷ này.” Ông Birol nhấn mạnh, mặc dù năng lượng tái tạo đã tăng trưởng mạnh song lượng khí thải trên toàn cầu vẫn tăng, một lần nữa cho thấy thế giới cần nhiều hành động khẩn cấp hơn trên tất cả các lĩnh vực để giải quyết tình trạng biến đổi khí hậu.

Báo cáo của IEA được công bố trong bối cảnh hàng loạt báo cáo mới nhất cho thấy những thách thức về khí hậu vẫn chưa được giải quyết. Ủy ban Liên chính phủ Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (IPCC) cho rằng các nước cần phải giảm 50% lượng khí thải CO2 tới năm 2030 và đạt mức không khí thải vào năm 2050 nếu mức tăng nhiệt độ toàn cầu đạt mức giới hạn an toàn 1,5 độ C.

Bên cạnh đó, ngày càng gia tăng mối lo ngại về khả năng hấp thụ CO2 trong tự nhiên đang suy yếu. Các nghiên cứu trong những năm gần đây cho thấy nhiều cánh rừng đang bị khai thác và suy thoái nhanh đến mức chúng thải ra nhiều khí thải hơn là hấp thụ.

Theo báo Môi Trường & Cuộc Sống

spot_img
spot_img
spot_img
spot_img

Đăng ký trở thành Hội viên

Tham gia Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh và cùng xây dựng môi trường xanh hơn!

Tham gia sự kiện

analytica Vietnam 2025 - Triển lãm quốc tế chuyên ngành lớn nhất tại Việt Nam trong lĩnh vực Phân tích, Thí nghiệm, Công nghệ Sinh học và Chẩn đoán

Bài liên quan:

Tôn Đông Á đồng hành cùng hành tinh xanh – bước tiến vị môi trường bền vững

Trải qua 26 năm hình thành và phát triển, Tôn Đông Á đã khẳng định vị thế là thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực thép lá mạ tại Việt Nam, đồng thời tiên phong thực hiện sứ mệnh...

GROWTECH VIETNAM 2024: CỘT MỐC ẤN TƯỢNG CHO CÔNG NGHIỆP NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Growtech Vietnam 2024, triển lãm quốc tế hàng đầu về thiết bị và công nghệ nông - lâm - ngư nghiệp, đã khép lại thành công vang dội sau ba ngày sôi động tại Nhà B, Trung tâm Hội...

Công bố Quy hoạch Bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Ngày 15/11, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức công bố Quy hoạch Bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại...

WEBINAR “Kinh Tế Tuần Hoàn và Đổi Mới Sáng Tạo trong Phát Triển Bền Vững”

Việt Nam đang đối mặt với áp lực về phát triển kinh tế song hành cùng bảo vệ môi trường. Hội thảo SUSTAINABLE FUTURE 7 là cơ hội để các doanh nghiệp và cá nhân tiếp cận các giải...

“Trại cai nhựa” cùng nhau thay đổi thói quen sử dụng nhựa dùng một lần từ những hành động nhỏ

Ngày 16/11/2024, tại Sảnh Tây - AEON MALL Tân Phú Celadon. Choice khởi xướng dự án truyền thông "Trại Cai Nhựa" với khẩu hiệu "Cắt cơn nghiện nhựa, chữa lành hành tinh". Dự án nhằm nâng cao nhận thức về...

Công ty VDS tổ chức hội nghị tập huấn kiểm kê khí nhà kính tại Đồng Nai

Ngày 14/11/2024, Công ty Cổ phần Giải pháp Nền tảng số Việt Nam (VDS) đã phối hợp với Ban Quản lý các Khu Công nghiệp tỉnh Đồng Nai và các chuyên gia đến từ Trường Đại học Tài nguyên...
spot_img
spot_img