spot_img
HomeBất động sảnVụ tranh chấp Dự án Khu dân cư cao cấp và Trường đua ngựa 500 ha ở tỉnh Long...

Vụ tranh chấp Dự án Khu dân cư cao cấp và Trường đua ngựa 500 ha ở tỉnh Long An: Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình chỉ đạo xử lý đơn tố cáo

Ngày 5/5/2021, Văn phòng Chính phủ có Văn bản số 2964/VPCP-V.I, gửi Bộ Tư pháp, nêu rõ: Bà Thái Thị Hồng Hậu, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần địa ốc Hồng Phát có đơn ngày 1/4/2021 gửi Thủ tướng Chính phủ tố cáo một số nội dung liên quan quá trình thi hành Phán quyết Trọng tài số 29/12 ngày 25/4/2013 của Trung tâm Trọng tài quốc tế tại Việt Nam giải quyết tranh chấp giữa Công ty China Policy Limited (CPL) và Công ty Cổ phần địa ốc Hồng Phát.

Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Văn phòng Chính phủ chuyển đơn trên đến Bộ Tư pháp giải quyết theo quy định.

Văn bản số 2964/VPCP-V.I ngày 5/5/2012 của Văn phòng Chính phủ
Trụ sở Công ty Cổ phần địa ốc Hồng Phát

Nội dung tố cáo gửi Thủ tướng Chính phủ

Không chỉ gửi Thủ tướng Chính phủ, đơn của Công ty Cổ phần địa ốc Hồng Phát (Công ty Hồng Phát) còn được gửi đến Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Tư pháp,… Đơn do Phó Tổng giám đốc Thái Thị Hồng Hậu kí, có nội dung tố cáo ông Mai Lương Khôi, đương chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp phụ trách công tác Thi hành án dân sự (THADS). Ông Mai Lương Khôi cũng từng giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục THADS – Bộ Tư pháp.

Ngày 23/6/2021, trao đổi với phóng viên Tạp chí Ngày mới online (Tạp chí Người cao tuổi), Phó Tổng Giám đốc Thái Thị Hồng Hậu cho biết những nội dung tố cáo đối với ông Mai Lương Khôi như sau “Thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý, chỉ đạo tổ chức thi hành án tiền hậu bất nhất, trái pháp luật, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho doanh nghiệp”.

Kèm theo đơn đã gửi Thủ tướng Chính phủ, bà Hậu trình bày: Công ty Hồng Phát là Chủ đầu tư hợp pháp, duy nhất của Dự án “Khu dân cư cao cấp, trường đua ngựa và câu lạc bộ đua ngựa” (gọi tắt “Dự án”).

Tranh chấp Dự án giữa CPL và Công ty Hồng Phát đã được giải quyết bằng Phán quyết Trọng tài số 29/12 ngày 25/4/2013, buộc hai bên: Tiếp tục thực hiện Thỏa thuận khung, đàm phán, kí kết hợp đồng, thành lập Công ty liên doanh với vốn đầu tư 140 triệu USD, Hồng Phát góp 30% bằng giá trị quyền sử dụng đất (QSDĐ), CPL góp 70% vốn bằng tiền mặt. Hồng Phát phải góp phần diện tích đất giai đoạn 1, gồm 13 QSDĐ với 232,66ha đứng tên Hồng Phát vào Công ty liên doanh.

Phán quyết Trọng tài được Cục THADS tỉnh Long An tổ chức thi hành án từ ngày 1/10/2014, kéo dài đến nay đã gần 7 năm vẫn chưa kết thúc do thể hiện có làm trái pháp luật. Công ty Hồng Phát đã nhiều lần gửi đơn kiến nghị, kêu cứu đến các cơ quan chức năng của tỉnh Long An và Trung ương.

Nhiều cơ quan, trong đó có Văn phòng Chủ tịch nước, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Ban Dân nguyện của Quốc hội, Bộ Công an, Đại biểu Quốc hội khóa XIV Lưu Bình Nhưỡng… đã có văn bản đề nghị xử lý; và đã có hàng chục cơ quan báo chí, liên tục phản ánh, nhưng Cơ quan THADS chẳng những không khắc phục, sửa sai, mà còn tiếp tục có việc làm thể hiện dấu hiệu trái quy định của pháp luật mang tính cố ý.

Người tố cáo lên tiếng: “Chúng tôi được biết nhiều cơ quan chức năng đã chuyển đơn, yêu cầu nhanh chóng xem xét cho Công ty Hồng Phát để tránh việc khiếu nại, tố cáo kéo dài vì hồ sơ bị “ngâm” không giải quyết dứt điểm vụ việc, cứ để mặc cho doanh nghiệp gồng mình gánh chịu thiệt hại lên đến hàng trăm tỷ đồng.

Chúng tôi có đầy đủ tài liệu, bằng chứng để chứng minh việc thi hành án (Phán quyết Trọng tài) kéo dài và ngày càng phức tạp, dẫn đến sa lầy, không lối thoát, là do sự chỉ đạo của lãnh đạo Tổng cục THADS, trong đó ông Mai Lương Khôi chịu trách nhiệm người đứng đầu”.

Chỉ đạo thi hành án kiểu “sáng đúng, chiều sai, mai lại đúng” (?)

Trưng bằng chứng, Phó Tổng Giám đốc Thái Thị Hồng Hậu trình bày: Từ Tổng cục phó Tổng cục THADS, ông Mai Lương Khôi lên chức Quyền Tổng cục trưởng cuối năm 2017, rồi Tổng Cục trưởng tháng 10/2018. Đến tháng 2/2020, ông Khôi tiếp tục được thăng chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.

Cũng từ thời điểm ông Khôi đứng đầu Tổng cục THADS, việc tổ chức thi hành Phán quyết Trọng tài giữa CPL và Công ty Hồng Phát bắt đầu nhận được sự chỉ đạo “đặc biệt” từ cơ quan này.

Khởi đầu là Công văn số 323/CTHA-NV ngày 25/8/2017 của Cục THADS tỉnh Long An gửi Tổng cục THADS xin “hướng dẫn nghiệp vụ” về việc ngăn chặn 13 QSDĐ của Công ty Hồng Phát. Liên quan đến khối tài sản đặc biệt lớn, 232,66ha đất trị giá hàng nghìn tỉ đồng, lẽ ra phải hết sức thận trọng khi xem xét.

Đằng này, Tổng cục THADS quy kết “Công ty Hồng Phát trốn tránh nghĩa vụ thi hành án”, là hoàn toàn không có căn cứ. Từ đó, Tổng cục ra Văn bản số 3407/TCTHADS-NV1 ngày 18/9/2017, chỉ đạo Cục THADS tỉnh Long An “áp dụng Điều 69 Luật THADS, để ra lệnh ngăn chặn 13 QSDĐ của Công ty Hồng Phát”.

Văn bản số 3407/TCTHADS-NV1 ngày 18/9/2017 của Tổng cục THADS

Ngay trong ngày 18/9/2017, ông Võ Văn Xuân, Chấp hành viên Cục THADS tỉnh Long An, kí ban hành Công văn số 525/CTHA, nội dung:“Tạm dừng đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản (không cho thế chấp, bảo lãnh) đối với 13 QSDĐ của Công ty Hồng Phát”.

Công văn số 525/CTHA ngày 18/9/2017, do ông Võ Văn Xuân, Chấp hành viên Cục THADS tỉnh Long An kí

Phó Tổng Giám đốc Thái Thị Hồng Hậu phản ứng: Văn bản số 3407/TCTHADS-NV1 và Công văn số 525/CTHA đều thể hiện trái quy định pháp luật. Bởi Phán quyết Trọng tài hoàn toàn không đề cập đến việc xử lý tài sản của Công ty Hồng Phát mà chỉ buộc Hồng Phát và CPL tiếp tục thực hiện Thỏa thuận khung, hai bên đàm phán, kí kết hợp đồng, thành lập Công ty liên doanh.

Việc ngăn chặn 13 QSDĐ trái pháp luật đã thể hiện xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của Công ty Hồng Phát. Theo quy định tại khoản 4, Điều 69 Luật THADS 2014, trong thời hạn 10 ngày sau khi ra lệnh ngăn chặn tài sản thì Chấp hành viên phải ra Quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế. Tuy nhiên, Chấp hành viên Xuân không thể nào thực hiện được việc cưỡng chế 13 QSDĐ của Hồng Phát, vì trái với Phán quyết Trọng tài. Và không thể cưỡng chế, lẽ ra phải chấm dứt việc ngăn chặn đối với 13 QSDĐ, thì Chấp hành viên Xuân lại ngang nhiên “treo” tài sản trị giá hàng nghìn tỉ đồng của doanh nghiệp suốt thời gian dài.

Từ khiếu nại của Công ty Hồng Phát, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình chỉ đạo Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Long An cùng các cơ quan chức năng như Viện KSND Tối cao, Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư… đã vào cuộc, kiểm tra, xem xét toàn diện những vấn đề liên quan.

Đến ngày 4/6/2018, Bộ Tư pháp có Văn bản số 123/BC-BTP, kết luận rất rõ ràng :“Không có cơ sở để áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản theo Điều 71 của Luật THADS sửa đổi, bổ sung năm 2014. Theo Luật THADS, sau khi kê biên, cơ quan THADS phải áp dụng các biện pháp tiếp theo để xử lý tài sản như thẩm định giá, bán đấu giá, giao tài sản… Trường hợp, cơ quan THADS tổ chức cưỡng chế kê biên tài sản của Công ty Hồng Phát thì không đúng theo nội dung Phán quyết Trọng tài…”.

Văn bản số 123/BC-BTP đã được Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đồng ý thể hiện tại Văn bản số 8248/VPCP-V.I ngày 31/8/2018 của Văn phòng Chính phủ, nội dung: “Đồng ý về nguyên tắc hướng giải quyết của Bộ Tư pháp tại Văn bản số 123/BC-BTP. Nếu có tranh chấp về góp vốn và bồi thường thiệt hại trong việc thực hiện Thỏa thuận khung giữa hai Công ty, Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Viện KSND Tối cao, UBND tỉnh Long An hướng dẫn các Công ty khởi kiện tại Tòa án nhân dân để giải quyết vụ việc theo quy định pháp luật”.

Văn bản số 8248/VPCP-V.I ngày 31/8/2018 của Văn phòng Chính phủ

Đã có kết luận rõ ràng như thế nhưng mãi đến ngày 26/11/2018, Tổng cục THADS mới ban hành Văn bản 4341/TCTHADS-NV1, thừa nhận: “Theo quy định tại khoản 4 Điều 69, Điều 71 Luật THADS 2014, cơ quan THADS không có căn cứ để cưỡng chế kê biên tài sản đối với 13 QSDĐ của Công ty Hồng Phát, đồng thời cũng không có cơ sở để tiếp tục yêu cầu thực hiện Công văn số 525/CTHA ngày 18/9/2017.

Vì vậy, Tổng cục THADS yêu cầu Cục THADS tỉnh Long An ban hành văn bản chấm dứt thực hiện nội dung Công văn số 525/CTHA. Trường hợp có tranh chấp trong việc thực hiện Thỏa thuận khung cũng như các vấn đề khác có liên quan thì hướng dẫn các bên có tranh chấp khởi kiện tại Tòa án hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền để được xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật. Khi các bên đã thành lập được Công ty liên doanh mà Hồng Phát không đưa 13 QSDĐ góp vốn vào trong Công ty liên doanh thì cơ quan THADS sẽ xem xét tổ chức việc cưỡng chế theo quy định của pháp luật. Tổng cục THADS hướng dẫn, chỉ đạo để Cục THADS tỉnh Long An biết, thực hiện”.

Từ chỉ đạo trên, Cục THADS tỉnh Long An đã tổ chức cuộc họp liên ngành ngày 28/11/2018, gồm Viện KSND tỉnh Long An, Văn phòng UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, Văn phòng Đăng ký đất đai, cùng thống nhất: Ban hành văn bản chấm dứt hiệu lực Văn bản số 525/CTHA ngày 18/09/2017.

Ngày 29/11/2018, Chấp hành viên Võ Văn Xuân kí Văn bản 682/CV-CTHADS thông báo “Chấm dứt hiệu lực Công văn số 525/CTHA”. Cùng ngày, ông Bùi Phú Hưng, Cục trưởng Cục THADS tỉnh Long An, kí Văn bản 493/BC-CTHADS “báo cáo thi hành án” gửi Tổng cục THADS.

Trang 1
Văn bản 682/CV-CTHADS ngày 29/11/2018 về thông báo “Chấm dứt hiệu lực văn số 525/CTHA ngày 18/9/2017 của Chấp hành viên Cục THADS tỉnh Long An

Nữ doanh nhân cao tuổi Trần Thị Việt Thanh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Hồng Phát, vô cùng bức xúc: “Thi hành Phán quyết Trọng tài là để lập “Công ty liên doanh” nhưng Tổng cục THADS lái sang “xử lý tài sản” của Công ty Hồng Phát theo đúng yêu cầu của CPL, biến vụ tranh chấp trở nên phức tạp, khiến lãnh đạo Chính phủ bận trăm công nghìn việc phải lưu tâm, chỉ đạo xử lý.

Hàng chục cơ quan hữu quan từ địa phương (tỉnh Long An) đến Trung ương bị “hút” vào cuộc, với hàng chục phiên họp… Sau hơn 14 tháng “khơi mào” làm cho vụ tranh chấp rối tung, Dự án bị đình trệ, Tổng cục THADS thừa nhận việc “xử lý tài sản” của Công ty Hồng Phát là trái quy định của pháp luật nên chỉ đạo Cục THADS tỉnh Long An chấm dứt việc ngăn chặn 13 QSDĐ của Hồng Phát”.

Trong khi chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, lãnh đạo Bộ Tư pháp, Tổng cục THADS thể hiện tại Văn bản 8248/VPCP-V.I, Văn bản 123/BC-BTP và Văn bản 4341/TCTHADS-NV1… tuân thủ theo quy định pháp luật, vẫn còn nguyên giá trị pháp lý, thì Chấp hành viên Cục THADS tỉnh Long An Đặng Hoàng Yên bất ngờ hạ bút ký Quyết định số 07/QĐ-CTHADS ngày 18/12/2018 (gọi tắt Quyết định 07), tái lập việc ngăn chặn: “Tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản đối với 13 QSDĐ của Công ty Hồng Phát cho đến khi các bên thi hành xong Phán quyết Trọng tài”.

Trang 1
Quyết định số 07/QĐ-CTHADS ngày 18/12/2018 của Cục THADS tỉnh Long An do Chấp hành viên Đặng Hoàng Yên kí

Đại diện Công ty Hồng Phát lên tiếng: “Việc Chấp hành viên kí ban hành Quyết định 07 chỉ 20 ngày sau khi bãi bỏ lệnh ngăn chặn 13 QSDĐ của Hồng Phát đã chứng minh hùng hồn cho việc tổ chức thi hành án theo kiểu “sáng đúng, chiều sai, mai lại đúng” của cơ quan THADS, là thể hiện vi phạm pháp luật.

Chúng tôi nghi ngờ có thế lực nào đó “chống lưng” nên Chấp hành viên Đặng Hoàng Yên mới “lộng quyền, coi trời bằng vung”. Quả không sai, qua dư luận và chúng tôi cũng thu thập được bằng chứng thể hiện Tổng cục THADS chỉ đạo Cục THADS tỉnh Long An ban hành Quyết định 07, …”.

Nhiều dấu hiệu thể hiện để sai phạm kéo dài, gây chồng chất thiệt hại

Công ty Hồng Phát khiếu nại gay gắt, dư luận trong cả nước lên tiếng, chỉ rõ Quyết định 07 được ban hành thể hiện trái pháp luật, thể hiện hành vi lạm quyền, mang tính cố ý. Ngày 28/1/2019, Tổng cục THADS có văn bản gửi Cục THADS tỉnh Long An, yêu cầu kiểm tra, chỉ đạo giải quyết khiếu nại của Công ty Hồng Phát theo thẩm quyền.

Phó Tổng Giám đốc Thái Thị Hồng Hậu nhớ lại: “Thời điểm đó, Công ty rất phấn khởi khi nhận được phản hồi từ Tổng cục THADS. Sau này, chúng tôi đã nhận ra, đây chỉ là “động tác giả”, nhằm để “ru ngủ” doanh nghiệp. Chính Tổng cục THADS đã chỉ đạo tái lập việc ngăn chặn 13 QSDĐ, thì Cục THADS tỉnh Long An sẽ giải quyết kiểu nào ngoài việc bác đơn khiếu nại của Hồng Phát ?”.

Ngày 6/3/2019, Cục trưởng Bùi Phú Hưng ký Quyết định số 06/QĐ-CTHADS (Quyết định 06) về “giữ y” Quyết định 07. Cục trưởng Hưng cho rằng Chấp hành viên ban hành Quyết định 07 là cần thiết, đúng theo Luật THADS (?!)

Trong khi tại rất nhiều văn bản trước đó, ông Hưng một mực khẳng định, việc ngăn chặn 13 QSDĐ của Hồng Phát là không có cơ sở. Nay, vị Cục trưởng “trở quẻ”, đạt đến đỉnh điểm của hành vi thể hiện xem thường pháp luật khi “nhất trí” với lệnh ngăn chặn 13 QSDĐ của Công ty Hồng Phát, kéo dài vô thời hạn cho đến khi thi hành xong Phán quyết Trọng tài. Như vậy, nếu Hồng Phát và CPL không đạt được thỏa thuận thành lập Công ty liên doanh thì Dự án nghìn tỉ bị đóng băng vĩnh viễn?

Phó Tổng Giám đốc Thái Thị Hồng Hậu lên tiếng: “Vì Tổng cục THADS đã có chỉ đạo “ngược” nên hành trình khiếu nại kêu cứu của Công ty Hồng Phát chẳng những không được giải quyết mà còn bị đẩy vào ngõ cụt bởi những “kịch bản” được dàn dựng khá lộ liễu, bất chấp quy định của pháp luật. Thậm chí Tổng cục THADS còn lộ rõ dấu hiệu ngụy tạo tài liệu chứng cứ thể hiện dấu hiệu tước đoạt quyền khiếu nại của Công ty Hồng Phát”.

Người tố cáo chứng minh: Công ty Hồng Phát khiếu nại gay gắt đối với Quyết định 06 lên Tổng cục THADS. Ngày 19/4/2019, Tổng cục THADS ban hành Văn bản số 103/TB-TCTHADS, thông báo thụ lý giải quyết khiếu nại của Công ty Hồng Phát rồi “ngâm” không giải quyết.

Chờ đợi ròng rã suốt 8 tháng, Công ty Hồng Phát sững sờ khi nhận được Văn bản 4245/TCTHADS-GQKNTC (Văn bản 4245) của Tổng cục THADS. Văn bản 4245 do ông Nguyễn Thắng Lợi (Vụ trưởng Vụ Giải quyết khiếu nại tố cáo) thừa lệnh Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Mai Lương Khôi kí ngày 18/12/2019, từ chối giải quyết khiếu nại của Công ty Hồng Phát.

Người thừa lệnh Tổng cục trưởng Mai Lương Khôi lập luận: Quyết định 06 có hiệu lực thi hành; theo quy định tại Điều 142 Luật THADS, Tổng cục THADS không có thẩm quyền xem xét, giải quyết khiếu nại đối với Quyết định số 06. Vì vậy, ngày 17/5/2019, Tổng cục THADS đã ra Thông báo số 130/TB-TCTHADS “thu hồi Thông báo thụ lý giải quyết khiếu nại số 103/TB-TCTHADS”.

Phó Tổng Giám đốc Thái Thị Hồng Hậu khẳng định: “Công ty Hồng Phát chỉ nhận được Văn bản số 103/TB-TCTHADS, không nhận được Thông báo số 130/TB-TCTHADS. Cho đến khi nhận được Văn bản 4245, kèm theo bản photocopy Thông báo số 130/TB-TCTHADS ngày 17/5/2019, chúng tôi mới biết có sự tồn tại của Thông báo này.

Chúng tôi đề nghị Tổng cục THADS trưng bằng chứng để chứng minh việc đã tống đạt hợp lệ, đúng quy trình và Công ty Hồng Phát đã nhận được Thông báo số 130/TB-TCTHADS ngày 17/5/2019. Nếu Tổng cục THADS không chứng minh được, thì đây là dấu hiệu của sự ngụy tạo tài liệu nhằm “vô hiệu hoá”, nhằm tước đoạt quyền khiếu nại hợp pháp của Công ty Hồng Phát”.

Phó Tổng Giám đốc Thái Thị Hồng Hậu chứng minh Thông báo số 130/TB-TCTHADS là văn bản được ngụy tạo nhằm hợp thức hóa cho nội dung Văn bản 4245, như sau:

Thứ nhất, sau khi Tổng cục THADS ban hành Văn bản số 103/TB-TCTHADS, dư luận trong đó có Báo Người cao tuổi và Báo điện tử Ngày mới (nay là Tạp chí) liên tục phản ánh, việc Tổng cục THADS thụ lý giải quyết khiếu nại của Công ty Hồng Phát và doanh nghiệp đang chờ kết quả.

Nếu Tổng cục THADS đã ban hành Thông báo số 130/TB-TCTHADS ngày 17/5/2019, thu hồi việc thụ lý thì cớ sao lại im lặng cho đến khi công bố Văn bản 4245 mới đính kèm theo Thông báo này? Được biết, Văn bản số 103/TB-TCTHADS được Tổng cục THADS gửi đến Viện KSND Tối cao để phối hợp và giám sát; còn Thông báo số 130/TB-TCTHADS không được ban hành ngày 17/5/2019 nên không được gửi đến Viện KSND Tối cao tại thời điểm này.

Thứ hai, Thông báo số 130/TB-TCTHADS thể hiện gây bất lợi, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền khiếu nại hợp pháp của Công ty Hồng Phát. Nếu có nhận được Thông báo này thì chắc chắn Công ty Hồng Phát sẽ có đơn khiếu nại khẩn cấp, không thể im lặng để Tổng cục THADS đẩy vào đường cùng, gánh chịu thiệt hại hàng trăm tỷ đồng từ hành vi ngăn chặn 13 QSDĐ trái pháp luật.

Thứ ba, do chờ quá lâu không được Tổng cục THADS xem xét, giải quyết khiếu nại, Công ty Hồng Phát đã có nhiều đơn kêu cứu, kiến nghị gửi các cơ quan chức năng. Sau khi xem xét, ngày 16/8/2019, ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội đã chuyển kiến nghị của Công ty Hồng Phát đến Thủ tướng Chính phủ.

Ngày 30/8/2019, Văn phòng Chính phủ có Văn bản số 7832/VPCP-V.I, truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình giao Bộ Tư pháp xem xét và có văn bản trả lời cho ông Lưu Bình Nhưỡng.

Ngày 18/11/2019, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, bà Đăng Hoàng Oanh kí Văn bản số 4571/BTP-TCTHADS, trả lời ông Lưu Bình Nhưỡng, xác định: “Bộ Tư pháp đang phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan kiểm tra xác minh xem xét, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo của Công ty Hồng Phát. Khi có Quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo, Bộ Tư pháp sẽ thông tin tới Đại biểu được biết”.

Rõ ràng, nếu đã ban hành Thông báo số 130/TB-TCTHADS từ ngày 17/5/2019, thì Tổng cục THADS tham mưu để lãnh đạo Bộ Tư pháp trả lời ngay cho ông Lưu Bình Nhưỡng. Đằng này, đến hơn 3 tháng sau, Tổng cục THADS mới tham mưu cho Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh ký Văn bản số 4571/BTP-TCTHADS xác định rõ ràng việc “đang kiểm tra xác minh xem xét giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo của Công ty Hồng Phát”

Văn bản số 4571/BTP-TCTHADS của Bộ Tư pháp là tài liệu xác thực chứng minh Thông báo 130/TB-TCTHADS không hề tồn tại ở thời điểm ngày 18/11/2019. Điều này thể hiện văn bản được ngụy tạo để hợp thức hóa sau này.

Cơ quan THADS giúp CPL “vô hiệu hoá” Phán quyết Trọng tài, đòi chia 130 ha đất

Phó Tổng Giám đốc Thái Thị Hồng Hậu bày tỏ sự phẩn uất tột độ: Quyết định 07 được ban hành theo yêu cầu của Công ty CPL đã hơn 2 năm 6 tháng. Cộng với lần ngăn chặn trước đó bằng Công văn 525/CTHA ngày 18/9/2017, thì lệnh ngăn chặn toàn bộ 13 QSDĐ của Công ty Hồng Phát đã kéo dài gần 4 năm, gây thiệt hại cho chủ đầu tư 872 tỉ đồng (tính đến tháng 5/2021) và con số này vẫn chưa dừng lại.

Với việc ban hành Quyết định 07 theo chỉ đạo của Tổng cục THADS, Cục trưởng Bùi Phú Hưng và Chấp hành viên Đặng Hoàng Yên đã thể hiện thực hiện theo đúng kế hoạch của CPL, lợi dụng tranh chấp để chống phá, bóp nghẹt Dự án có quy mô lớn, gây ra lãng phí về nguồn tài nguyên, khiến người dân mất lòng tin đối với các cơ quan thực thi pháp luật. Việc ngăn chặn này không chỉ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đầu tư, cản trở sự phát triển của tỉnh Long An mà còn thể hiện chống phá nền kinh tế Việt Nam.

Ra sức chống phá làm cho Dự án bị tê liệt, CPL liền ra mặt đòi chia 130 ha đất cắt ra từ 232,66ha của Công ty Hồng Phát. Trong “Văn bản thỉnh cầu” gửi Chính phủ và các cơ quan hữu quan, CPL xác định rõ: “Mâu thuẫn giữa CPL và Công ty Hồng Phát kéo dài, không thể tháo gỡ, hai bên hợp tác thành lập Công ty liên doanh là không còn khả thi nên chia đất cho CPL là giải pháp duy nhất để giải quyết dứt điểm tranh chấp”.

Tuy nhiên, xác định “mâu thuẫn kéo dài, không thể tháo gỡ”, nhưng CPL khởi kiện đòi “liên doanh” và có được Phán quyết Trọng tài “như ý”. Sau hơn 7 năm, CPL đảo ngược, xác định “liên doanh không khả thi” nên muốn vô hiệu hoá Phán quyết Trọng tài, đòi “chia 130 ha đất”. CPL đã phơi bày hành vi thể hiện sự bỡn cợt, chà đạp pháp luật Việt Nam, dẫn dắt các cơ quan chức năng, trong đó có Cơ quan THADS, “xoay vòng” theo CPL. Rõ ràng, CPL “khởi kiện đòi lập liên doanh” nhưng đích cuối cùng mà CPL muốn đạt được là “chia 130 ha đất”.

Hơn ai hết, CPL nhận thức sâu sắc rằng, việc “chia đất” là hoàn toàn trái pháp luật, chống lại Phán quyết Trọng tài. Công ty Hồng Phát đã nhiều lần phân tích, chỉ rõ bằng văn bản gửi CPL nhưng CPL bất chấp, vẫn muốn làm đến cùng, thể hiện tại cuộc họp mới nhất ngày 9/3/2021 do Bộ Tư pháp và UBND tỉnh Long An đồng chủ trì. CPL một lần nữa tự vô hiệu hoá Phán quyết Trọng tài, yêu cầu thu hồi Dự án, để lấy đất chia và cấp cho CPL 130 ha. Tại sao hành vi không thi hành Phán quyết Trọng tài của CPL đã rành rành trước mặt nhưng không hề bị xử lý?

Từ lúc là Tổng cục trưởng Tổng cục THADS cho đến khi thăng chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp, ông Mai Lương Khôi nhận biết rất rõ việc CPL nhất quyết muốn “khai tử” Phán quyết Trọng tài, đòi “chia 130 ha đất” với Hồng Phát. Vậy mà ông Mai Lương Khôi vẫn “thương” và “chiều” theo CPL, vô hiệu hoá Phán quyết Trọng tài, tiếp tục duy trì Quyết định 07 khiến cho Dự án bị tê liệt, đẩy Chủ đầu tư vào đường cùng.

Trong hàng loạt đơn khiếu tố, kiến nghị, kêu cứu gửi lãnh đạo cơ quan chức năng từ địa phương đến Trung ương, Công ty Hồng Phát đã chứng minh đầy đủ, rõ ràng: Quyết định 07 ban hành trái quy định pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến QSDĐ, quyền sở hữu tài sản của Hồng Phát được bảo vệ bởi Hiến pháp, Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai, Luật Đầu tư cùng các quy định pháp luật khác có liên quan.

Nghiêm trọng hơn, Quyết định 07 khiến cho Công ty Hồng Phát không thể thi hành Phán quyết Trọng tài. Theo “Thoả thuận khung” và Phán quyết Trọng tài, Hồng Phát phải góp 30% vốn bằng giá trị 13 QSDĐ vào Công ty liên doanh. Do 13 QSDĐ đã bị ngăn chặn, nên Hồng Phát không đủ điều kiện để góp vốn theo quy định tại Điều 188, Luật Đất đai năm 2013. Và khi 13 QSDĐ đã bị ngăn chặn thì Hồng Phát cũng không đủ điều kiện để cùng CPL đàm phán, kí kết hợp đồng, thành lập liên doanh.

Từ những chứng cứ xác thực đã nêu, Công ty Hồng Phát có đủ cơ sở để kết luận: Chính Cục THADS tỉnh Long An đã chặn đứng và vô hiệu hoá việc thi hành Phán quyết Trọng tài bằng Quyết định 07 được ban hành theo chỉ đạo của Tổng cục THADS, xuất phát từ yêu cầu của CPL.

Kiến nghị của người tố cáo

Phó Tổng Giám đốc Thái Thị Hồng Hậu bày tỏ phấn khởi trước sự quan tâm của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình chỉ đạo Bộ Tư pháp xem xét, giải quyết đơn tố cáo của bà theo quy định của pháp luật.

Trước đó, ngày 16/4/2021, Văn phòng Chính phủ đã ban hành Văn bản số 2626/VPCP-V.I, gửi Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Long An, nêu rõ:“Công ty Cổ phần địa ốc Hồng Phát có đơn đề ngày 5/4/2021 gửi Thủ tướng Chính phủ phản ánh, kiến nghị một số nội dung liên quan đến việc thi hành Phán quyết Trọng tài số 29/12 ngày 25/4/2013 của Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam giữa CPL và Công ty Hồng Phát. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình chuyển đơn của Công ty Hồng Phát đến các bộ, cơ quan liên quan để xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật”.

Văn bản số 2626/VPCP-V.I ngày 16/4/2021 của Văn phòng Chính phủ
Văn bản số 2964/VPCP-V.I ngày 5/5/2012 của Văn phòng Chính phủ

Như vậy, chỉ trong 20 ngày, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã có hai lần chỉ đạo. Cộng với ba lần chỉ đạo trước đây, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã có 5 lần chỉ đạo xử lý kiến nghị, tố cáo của Công ty Hồng Phát và cá nhân Phó Tổng Giám đốc Thái Thị Hồng Hậu.

Bà Thái Thị Hồng Hậu vẫn giữ nguyên nội dung tố cáo đối với ông Mai Lương Khôi như trong đơn gửi Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo các cơ quan hữu quan. Đại diện Chủ đầu tư khẳng định: Quá trình thi hành Phán quyết Trọng tài, đã và đang có sự can thiệp không đúng thẩm quyền dẫn đến chỉ đạo tổ chức thi hành án “sớm nắng chiều mưa”; giải quyết khiếu nại, tố cáo “tiền hậu, bất nhất”, thể hiện trái quy định pháp luật. Việc này đã xâm phạm nghiêm trọng đến quyền sở hữu của tổ chức, xâm phạm nguyên tắc tối thượng “tự do ý chí” trong hệ thống pháp luật dân sự, có dấu hiệu tội phạm hình sự.

Chuỗi sai phạm nối tiếp sai phạm, làm cho thi hành án sa lầy, không lối thoát. Với một loạt sai phạm thể hiện mang tính cố ý, kéo dài đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, ngày càng khó khắc phục. Trong khi, Công ty Hồng Phát là bên phải thi hành án, gánh chịu toàn bộ thiệt hại nặng nề do việc thi hành án kéo dài.

Phó Tổng Giám đốc Thái Thị Hồng Hậu kiến nghị Thủ tướng Chính phủ: “Với vai trò là Tổng cục trưởng Tổng cục THADS, rồi Thứ trưởng Bộ Tư pháp phụ trách lĩnh vực THADS, ông Mai Lương Khôi phải chịu trách nhiệm khi chỉ đạo ngăn chặn 13 QSDĐ cũng như chỉ đạo giải quyết khiếu nại của Công ty Hồng Phát trái pháp luật, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, trở thành vụ việc lùm xùm, gây bức xúc dư luận. Hành vi của ông Mai Lương Khôi cần phải được xem xét, làm rõ, xử lý kịp thời nhằm bảo vệ uy tín của Đảng, sự tôn nghiêm của pháp luật và nền pháp chế XHCN…”.

Theo Tạp chí Ngày Mới Online
https://ngaymoionline.com.vn/pho-thu-tuong-thuong-truc-truong-hoa-binh-chi-dao-xu-ly-don-to-cao-25216.html

spot_img
spot_img
spot_img
spot_img

Đăng ký trở thành Hội viên

Tham gia Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh và cùng xây dựng môi trường xanh hơn!

Tham gia sự kiện

analytica Vietnam 2025 - Triển lãm quốc tế chuyên ngành lớn nhất tại Việt Nam trong lĩnh vực Phân tích, Thí nghiệm, Công nghệ Sinh học và Chẩn đoán

Bài liên quan:

Lễ tổng kết “Vì môi trường xanh Quốc gia 2024” sẽ khai mạc tại Thành phố Hồ Chí Minh

Chương trình do VACNE phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP Hồ Chí Minh (HANE) và một số đơn vị khác phối hợp...

KHÔNG GIAN GIAO THƯƠNG TẠI SỰ KIỆN CUỐI NĂM CBSC MỞ RA NHIỀU CƠ HỘI HỢP TÁC VỚI CHỦ ĐẦU TƯ

Ngày 16/12/2024, CLB CBSC tổ chức sự kiện Year End Party CBSC 2024 với chủ đề “Đồng tâm cất bước - Đồng lực vươn xa”, thu hút hàng trăm doanh nghiệp trong lĩnh vực cơ điện, xây dựng và...

Hội thảo Quy trình xử lý rác thải bằng công nghệ phản ứng nước cận tới hạn để phân hủy

Ngày 20/12/2024, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật TPHCM phối hợp cùng Liên danh Saigon – Mekong (SCM) tổ chức hội thảo “Quy trình xử lý rác thải bằng công nghệ phản ứng nước cận tới...

Chưa thực hiện kiểm định khí thải xe máy

TMO - Lộ trình thực hiện kiểm định khí thải mô tô, xe gắn máy sẽ thực hiện theo Luật Bảo vệ môi trường. Luật này do Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chủ trì, phối...

Lữ đoàn 167 khai mạc Hội thao chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35...

Chiều 16/12/2024, tại TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Lữ đoàn 167 (Vùng 2 Hải quân) tổ chức khai mạc Hội thao thể dục thể thao chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân...

TPHCM: Khán giả HOZO cùng chung tay góp cây xanh tại Liên hoan âm nhạc Quốc tế TPHCM lần 4 năm 2024

Tối 13/12/2024, Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày Lễ lớn TPHCM tổ chức khai mạc Liên hoan âm nhạc Quốc tế TPHCM lần 4 - “Hò dô” 2024 (Ho Chi Minh City International Music Festival 2024 - HOZO...
spot_img
spot_img