spot_img
HomeAn toàn thực phẩmPhát hiện 4 doanh nghiệp dùng hóa chất tẩy rửa vệ sinh để chế biến nước mắm

Phát hiện 4 doanh nghiệp dùng hóa chất tẩy rửa vệ sinh để chế biến nước mắm

Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) và Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường đã phát hiện 4 công ty trên địa bàn tỉnh An Giang, Vĩnh Long và TP Hồ Chí Minh sử dụng hóa chất trong việc sản xuất nước mắm. Tuy nhiên, danh tính những doanh nghiệp vi phạm nói trên vẫn chưa được công bố cụ thể.

Mới đây, tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2019 (diễn ra vào chiều 10/1), Phòng Thanh tra chuyên ngành 1 – Bộ NN&PTNT nhận định, hiện nay tình trạng sản xuất, kinh doanh nước mắm còn rất nhiều bất cập trong quản lý chất lượng và quy trình sản xuất.

Nguồn tin từ Báo Nông Nghiệp Việt Nam cho thấy, trong năm 2019, Thanh tra Bộ NN&PTNT và Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường đã phát hiện một số vi phạm tại 4 công ty sản xuất nước mắm và nước mắm bán thành phẩm trên địa bàn tỉnh An Giang, Vĩnh Long và TP Hồ Chí Minh.

Trong đó, Thanh tra Bộ NN&PTNT đã phát hiện, tiêu hủy hơn 48 tấn Soda công nghiệp (chuyên dùng để sản xuất xà phòng và chất tẩy rửa vệ sinh) tại một số doanh nghiệp để phục vụ cho sản xuất nước mắm.

Được biết, nguyên liệu Soda công nghiệp (chuyên dùng cho sản xuất xà phòng, chất tẩy rửa vệ sinh) được sử dụng để khử axit trong dịch bột ngọt. Theo hồ sơ công bố, dịch bột ngọt có tính axit (PH từ 3 – 4), giá thành bán ra rất thấp, tính cả chi phí vận chuyển thì có giá thành 500 đồng/lít.

Theo quy trình khử chua, doanh nghiệp đưa khoảng 17.000 lít hỗn hợp gồm 95% dịch bột ngọt, 5% dịch nước tôm và 120kg NA2CO3 (Soda công nghiệp) để trung hòa axit trong dịch bột ngọt, đun bằng hơi nước trong thời gian 40 – 50 giờ, sau đó dung dịch thu được 800 lít nồng độ đạm đạt 25 – 35oN và 700 lít muối.

Sau đó, doanh nghiệp sử dụng 800 lít này cho đi qua cá đã ủ chượp (chủ yếu là xác cá) hoặc bán luôn cho cơ sở sản xuất nước mắm. Bán dịch nước mắm này (còn gọi là nước hoa cà) với giá 7.000 – 9.000 đồng/lít.

Sau quá trình thanh tra, Thanh tra Bộ đã ban hành 4 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, xử phạt số tiền 782 triệu đồng với 4 công ty.

Theo đánh giá của phòng Thanh tra chuyên ngành 1 – Thanh tra Bộ NN&PTNT, Việc phát hiện một số công ty sử dụng dịch bột ngọt, nước dịch tôm, cá và cacbonat (Na2CO3) là hóa chất công nghiệp để sản xuất và chế biến nước mắm là hết sức nghiêm trọng, vi phạm về an toàn thực phẩm.

Trao đổi với PV Báo Kinh tế & Đô thị, chị Thiên Thư (quận 6, TP Hồ Chí Minh) cho biết, rất mong muốn các cơ quan chức năng công bố cụ thể tên các doanh nghiệp vi phạm.

“Không thể tin được lại có doanh nghiệp kinh doanh thất đức đến mức dùng hóa chất tẩy rửa vệ sinh để chế biến nước mắm, họ quá nhẫn tâm. Người Việt Nam có nhà nào không ăn nước mắm, nhà nhà, người người đều ăn nước mắm mỗi ngày, làm sao biết được cái nào sạch, cái nào độc. Theo tôi phải công bố tên các công ty sai phạm một cách công khai, để người tiêu dùng biết mà tránh”, chị Thiên Thư nói.

Đồng quan điểm với chị Thư, cô Uyên (quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh) cho rằng, phải công bố tên doanh nghiệp sai phạm, phải tẩy chay đến cùng những doanh nghiệp vì lợi nhuận mà bất chất sức khoẻ, tính mạng người tiêu dùng.

“Tôi tha thiết đề nghị cơ quan chức năng công bố rõ ràng tên, địa chỉ của các công ty dùng hóa chất tẩy rửa vệ sinh để chế biến nước mắm. Với những sai phạm nghiêm trọng như thế này thì việc xử phạt không giải quyết được triệt để vấn đề. Tôi nghĩ cần phải công khai, chỉ đích danh các công ty đó để người tiêu dùng không mua phải sản phẩm độc hại là việc nên làm”, cô Uyên nói.

Theo Tiêu Dùng

spot_img
spot_img
spot_img
spot_img

Đăng ký trở thành Hội viên

Tham gia Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh và cùng xây dựng môi trường xanh hơn!

Tham gia sự kiện

analytica Vietnam 2025 - Triển lãm quốc tế chuyên ngành lớn nhất tại Việt Nam trong lĩnh vực Phân tích, Thí nghiệm, Công nghệ Sinh học và Chẩn đoán

Bài liên quan:

HANE bàn giao 50.000 cây xanh năm 2025 cho vùng 4 Hải quân và quân dân huyện đảo Trường Sa

Hưởng ứng Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021–2025” và đồng hành cùng Chương trình “Một triệu cây vì biển đảo Tổ quốc, vì quê hương Việt Nam xanh” do Hội Bảo vệ Thiên nhiên và...

Trồng rừng chung tay hàn gắn lá chắn bảo vệ trái đất

Đồng Nai, ngày 07/06/2025 – Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia khởi động mùa trồng rừng Đồng Nai với sự tham gia của hơn 120 bạn trẻ, đại diện doanh nghiệp và gia đình yêu rừng cùng chung...

DAT Group với khát vọng kiến tạo hệ sinh thái giá trị cho mục tiêu phát triển bền vững và trách nhiệm xã hội

Ngày 6/6/2025, tại TP.HCM, Công ty Cổ phần Tập đoàn DAT (DAT Group) chính thức gia nhập Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP.HCM (HANE) trong chương trình “Chuyển động Xanh – Thăm doanh nghiệp - Kết...

Hoa hậu môi trường Nguyễn Thanh Hà lan tỏa thông điệp xanh từ nét vẽ trẻ thơ “Thành phố xanh – Đẹp như trong...

Cuộc thi vẽ tranh “Thành phố xanh – Đẹp như trong tranh”, khởi xướng bởi Hoa hậu Môi trường Thế giới 2023 Nguyễn Thanh Hà cùng Hội Hữu nghị Việt Nam - Đông Nam Á TP HCM, Tạp chí...

Triển lãm Quốc tế Nông nghiệp, Phân bón và Chăn nuôi 2025: Cơ hội kết nối và chuyển đổi xanh lĩnh vực nông nghiệp

Sáng ngày 28/5/2025, tại Khách sạn Kim Đô – Royal Hotel Saigon, hội nghị giới thiệu chuỗi triển lãm Agri – AgroChemEx – Livestock Vietnam 2025 và Agri – Livestock - Aquafisheries Cambodia 2025 đã diễn ra thành công...

ĐIỆN QUANG KÝ KẾT HỢP TÁC CÙNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM: GẮN KẾT TRI THỨC – THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI SÁNG TẠO

Ngày 24/5/2025, tại lễ ra mắt Chương trình “Nghị quyết số 57-NQ/TW: Từ tầm nhìn đến thực thi Mô hình hợp tác Nhà nước – Nhà trường – Doanh nghiệp” do Đại học Quốc gia TP.HCM (ĐHQG-HCM) tổ chức,...
spot_img
spot_img