Ngành nhựa chuẩn bị các tiêu chuẩn tái chế rác thải nhựa hướng đến kinh tế tuần hoàn

15/07/2022 04:01

(142)


Ngày 15/7/2022, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA) họp mặt hội viên với chủ đề “Những bước chuẩn bị để đáp ứng các tiêu chuẩn trong ngành tái chế và xu hướng phát triển kinh tế tuần hoàn đối với ngành nhựa”. 

Số liệu thống kê từ Hiệp hội Nhựa Việt Nam cho biết, đến đầu tháng 7/2022 cả nước có trên 3.300 danh nghiệp nhựa với trên 250.000 lao động gắn bó với ngành nhựa. Sản lượng toàn ngành đạt 5,9 triệu tấn, tăng 2,1% so cùng kỳ; doanh thu trên 13 triệu USD, tăng 14,6% trong khi giá đầu vào, chi phí tăng từ 10% đến 30%.

Ông Hồ Đức Lam, Chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam, đánh giá sau đại dịch tinh thần doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp hội viên Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA) nói riêng, rất hào hứng, phấn khởi trở lại hoạt động do có nhiều cơ hội đan xen với thách thức.

Cụ thể như: thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản tăng đơn hàng nhập khẩu từ các nhà cung ứng Việt Nam do các thị trường này đang khó khăn trong sản xuất ngành nhựa và giá tăng; Đến năm 2035 tỷ lệ nhựa trong máy móc (ô tô, xe máy…) nâng lên 35%…

Bà Huỳnh Thị Mỹ, Tổng thư ký Hiệp hội Nhựa Việt Nam, đưa thêm thông tin rằng tới đây Hoa Kỳ sẽ mở nhà máy lắp ráp máy bay tại Việt Nam, là cơ hội tốt cho các nhà sản xuất, cung ứng trong ngành nhựa. Hiện nay hãng máy bay này đang tìm kiếm các nhà cung ứng linh kiện, và đề nghị Hiệp hội Nhựa VN cũng cấp danh sách các DN nhựa có thể tham gia chuỗi cung ứng, để mời dự hội thảo khi hãng đưa thông tin và các yêu cầu kỹ thuật.

Bên cạnh đó ngành nhựa phải đối mặt với nhiều thách thức. Trong đó thách thứ sống còn là “rác thải nhựa”. Nếu không giải quyết thỏa đáng thách thức này sản phẩm nhựa sẽ bị xã hội xa lánh.

“Thành viên Hiệp hội Nhựa cần đổi mới mạnh mẽ, trong đó yêu cầu trước tiên là công nghệ, đáp ứng tiêu chuẩn và xu hướng phát triển kinh tế tuần hoàn đối với ngành nhựa”, ông Hồ Đức Lam – Chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam, nhấn mạnh.

Giải pháp, công nghệ phát triển kinh tế tuần hoàn với ngành nhựa được ông Nguyễn Như Khuê, Tổng giám đốc Công ty công nghệ hóa nhựa Bông Sen, chia sẻ: Hiện tại công nghệ tái chế nhựa đã tiến lên mức hoàn thiện, cùng lúc có thể tách mực in, phân loại màu, khử mùi, tẩy rửa, cho ra nguyên liệu nhựa trắng, nhựa màu.

Cái nhìn cho rằng ngành nhựa gây ô nhiễm cần được xem lại đúng đắn vai trò của sản phẩm nhựa, nhất là những sản phẩm bao bì. Cách đánh giá đúng nhất chính là sản phẩm nào mang lại kinh tế cao thì sản phẩm đó được coi là thân thiện môi trường.

Những loại sản phẩm bao bì khác nhựa hiện nay có thể thấy quá trình sản xuất có thể gây nên tình trạng phá rừng, tiêu tốn nhiều nước và năng lượng… Đã vậy, các loại bao bì này nặng nên trọng lượng, khối lượng đều tăng, khả năng bảo quản kém, do vậy chi phí Logistics sẽ tăng cao đáng kể.

Ông Nguyễn Như Khuê cũng thông tin, tại Đức và châu Âu hiện nay hạn chế dùng các loại nhựa sinh học hay tự huỷ. Cơ bản do nhựa sinh học quá trình phân huỷ tạo ra nhiều khía Metan gây hiệu ứng nhà kính. Còn nhựa tự hủy không kiểm soát được rác thải (vi hạt nhựa khi tan rã trong môi trường) gây ô nhiễm môi trường đáng lo hơn.

Việc cần thiết hiện nay để thực hiện kinh tế tuần hoàn với ngành nhựa là công tác thu gom và phân loại nhằm đưa tối đa rác thải nhựa vào tái sinh thành các loại hạt nhựa và sản phẩm khác.

Vấn đề nữa là chính phủ phải vào cuộc để điều phối các loại rác nguyên liệu này đến các nhà máy tái chế rác.

Cơ hội để các nhà doanh nghiệp nhựa Việt Nam tiếp cận công nghệ mới là Hội chợ toàn cầu ngành công nghiệp nhựa và cao su “K – Dusseldorf 2022” diễn ra tại Đức. VPA sẽ tổ chức đoàn doanh nghiệp nhựa Việt Nam tham tham quan, ký kết hợp tác, chuyển giao công nghệ.

Dịp này VPA thông tin thêm “Tới đây VPA vừa đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về rác thải nhựa, giải pháp thân thiện; đồng thời thành lập Trung tâm thu gom, tái chế rác thải nhựa thông qua nguồn tài trợ của các tập đoàn đa quốc gia có quan hệ hợp tác với VPA”, theo qui định của Chính phủ và thực hiện kinh tế tuần hoàn.

Đọc thêm

lên đầu trang