spot_img
HomeHoạt động HộiCaravan Bảo vệ môi trườngCần Giờ: Làng nghề truyền thống trong cơn lốc thị trường

Cần Giờ: Làng nghề truyền thống trong cơn lốc thị trường

Nếu đã đến Cần Giờ thì chắc hẳn ai cũng tìm kiếm một cõi hoang sơ, thả mình bồng bềnh với thiên nhiên “xanh mát” của một góc Sài Gòn. Giữa “lá phổi xanh” ấy là những xóm làng vẫn còn duy trì làng nghề truyền thống, mang đậm bản sắc Cần Giờ nói riêng và quê hương nói chung.

Sẽ là một thiếu sót nếu bạn đến du ngoạn Cần Giờ mà không dừng chân đến 3 ngôi làng nghề truyền thống nơi đây.

Làng chiếu

Làng Chiếu nằm tại xã Tam Thôn Hiệp. Ngôi làng này đã có truyền thống dệt chiếu từ rất lâu đời.

Khi bạn đến Làng Chiếu, đập vào mắt bạn đầu tiên là những gian nhà của người dân địa phương vô cùng rộng và thoáng đãng. Khi đến gần hơn, những ngôi nhà này là nơi chứa nguồn nhiên liệu dùng để đan chiếu. Đó là những sợi cói khô, đã được nhuộm thành nhiều màu sắc đẹp đẽ.

Có thể nói, không phải ngẫu nhiên mà nghề chiếu lại phát triển như vậy vì nơi đây sở hữu một vùng nguyên liệu khá rộng, cây cói được trồng rất nhiều trên những cánh đồng tại xã Tam Thôn Hiệp. Người dân trong làng, đa phần là phụ nữ và trẻ em đều biết đan chiếu. Không những thế, tay nghề của những người thợ này càng cao hơn từ thế hệ này sang thế hệ khác

Những năm qua, do sự phát triển của nghề nuôi tôm sú đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, đất trồng cói ngày càng bị thu hẹp. Điều đó khiến cho những người từng là  “bàn tay vàng” của nghề dệt chiếu cũng từng bước chuyển sang nuôi tôm.

Tuy vậy, nhiều hộ gia đình Làng Chiếu vẫn còn giữ gìn làng nghề truyền thống này để cho làng chiếu luôn là một điểm đến mang đậm nét cổ truyền nhằm bảo tồn làng nghề truyền thống giữa nền kinh tế thị trường.

Làng chài

Bất kì một vùng biển nào cũng có làng chài, nhưng không đâu lại sở hữu làng chài bình yên như Cần Giờ. Làng Chài huyện Cần Giờ tập trung tại bến chài Cần Thạnh, Long Hòa, Thạnh An.

Tại các bến đò, bạn có thể quan sát thấy có nhiều thuyền, ghe, tàu, xuồng đánh bắt cá trở về vào mỗi buổi sáng sớm hay chiều tà. Chính vì vậy, ngư dân nơi đây thường tụ họp với tiểu thương buôn bán tôm, cá, mực các loại hải sản khác vào hai thời điểm giao ngày.

Mọi hoạt động tấp nập người mua, kẻ bán tại làng chài chỉ diễn ra trong vòng vài giờ, rồi sau đó tất cả lại trở lại không gian bình yên vốn có để chuẩn bị cho những chuyến đánh bắt trở về tiếp theo.

Đến đây, bạn cũng sẽ được khám phá một vùng thiên nhiên hoang sơ, yên bình, dưới sự chào đón nồng hậu của những người dân làng chài hiền hòa, hiếu khách, thưởng thức các loại đặc sản đậm đà hương vị biển. Nơi đây cũng chính là vùng hậu cần của Đoàn đặc công 10 Rừng Sác năm xưa.

Làng muối

Cách trung tâm thành phố khoảng 30 km, Cần Giờ được mệnh danh là “ốc đảo xanh” của TP.HCM, nổi tiếng với những cánh rừng ngập mặn xanh ngát, biển cát đen đặc trưng do nhiều phù sa. Ngoài ra, nơi đây còn có những làng nghề làm muối lâu năm.

Du khách về ấp Tân Điền, xã Lý Nhơn, gần khu du lịch Vàm Sát vào mùa nắng (khoảng tháng 12 đến tháng 5 dương lịch) sẽ bắt gặp hai bên đường những ruộng muối trắng xóa.

Từ lâu, hạt muối xã Lý Nhơn đã vươn cánh bay xa ra cả nước và xuất khẩu qua tận thị trường Châu Âu EU. Huyện Cần Giờ đang quy hoạch nghề muối gắn với chương trình muối quốc gia. Làng muối Lý Nhơn khẩn trương thực hiện cải tạo, nâng cấp… không chỉ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng muối mà còn nhầm làm cho nghề muối Cần Giờ luôn là điểm đến phục vụ du khách.

Việc làm muối cũng khá đơn giản, chỉ đắp nền đất cứng, dẫn nước biển vào ruộng, phơi qua vài con nắng, nước biển sẽ tự kết tinh thành muối thô. Thế nhưng khi tận mắt chứng kiến cảnh diêm dân thu hoạch muối mới thấy hết nỗi vất vả của nghề làm muối. Diêm dân phơi mình dưới cái nắng gay gắt, bàn chân trần bước đi trên đồng muối, tay cầm cuốc cào muối và cuối cùng là gánh muối lên bờ.

Sản lượng muối hàng năm đạt trên 80 ngàn tấn. Theo quy hoạch của huyện Cần Giờ (đã được thành phố phê duyệt) tổng diện tích đất làm muối là 1.200ha, tập trung chủ yếu ở hai xã Lý Nhơn và Thạnh An.

PHAN HỒNG

spot_img
spot_img
spot_img
spot_img

Đăng ký trở thành Hội viên

Tham gia Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh và cùng xây dựng môi trường xanh hơn!

Tham gia sự kiện

analytica Vietnam 2025 - Triển lãm quốc tế chuyên ngành lớn nhất tại Việt Nam trong lĩnh vực Phân tích, Thí nghiệm, Công nghệ Sinh học và Chẩn đoán

Bài liên quan:

Chính thức có tiêu chí môi trường và xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 21/2025/QĐ-TTg ngày 4/7/2025 quy định tiêu chí môi trường và việc xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh. Tiêu chí môi trường đối với dự...

Chuyển đổi xanh cho ngành cơ khí: Không chỉ là xu hướng, mà là tất yếu

Ngày 5/7/2025 trong khuôn viên triển lãm và Hội thảo quốc tế lần thứ 21 về Cơ khí chính xác và Sản xuất chế tạo. Tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), Q7, TPHCM. Diễn...

Biến rác thành tài nguyên – Chung tay vì một Thành phố xanh, sạch, bền vững

Ngày 30/6/2025, Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường – Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM đã tổ chức buổi tập huấn dành cho các tình nguyện viên yêu môi trường thuộc Câu lạc bộ Hành...

Hội nghị Quốc gia “Hành trình đến Net Zero”: Cam kết xanh từ doanh nghiệp

Sáng ngày 28/6, Hội nghị Quốc gia “Hành trình đến Net Zero” chính thức khai mạc với chủ đề thời sự: “Hỗ trợ kỹ thuật và tiếp cận nguồn vốn xanh”. Sự kiện thu hút sự tham dự của...

Hội thảo “Nông nghiệp bền vững ESG – Hướng đi mới cho Việt Nam” – Phát triển nông nghiệp bền vững ESG trong...

Ngày 26/6/2025, Trong khuôn khổ triển lãm Agri Vietnam & Livestock Vietnam 2025, hội thảo chuyên đề “Nông nghiệp bền vững ESG – Hướng đi mới cho Việt Nam” do Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP....

Agri Vietnam 2025: Hơn 200 doanh nghiệp đến từ 10 quốc gia tham gia Triển lãm quốc tế nông nghiệp và chăn nuôi

Sáng ngày 25/6/2025, Triển lãm quốc tế chuyên ngành nông nghiệp và chăn nuôi tại Việt Nam – Agri Vietnam & Livestock Vietnam 2025 chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC),...
spot_img
spot_img