Bình thường mới đòi hỏi sự dũng cảm dân sự

14/04/2022 08:30

(44)


Đại dịch Covid-19 xảy ra khiến cả thế giới chao đảo, tác động và làm thay đổi toàn bộ cấu trúc chính trị, kinh tế, xã hội của thế giới, trong đó kinh tế chịu thiệt hại nặng nề nhất. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động xấu, ở một khía cạnh tích cực hơn, Covid-19 đã trở thành chất xúc tác mới thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi trên tất cả mọi lĩnh vực.

Trạng thái này đòi hỏi mọi cá nhân, cộng đồng, tổ chức và giai tầng xã hội, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý phải có tư duy mới, tầm nhìn mới, cách làm mới để đạt được những mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.Thegioimoitruong.vn xin giới thiệu bài viết “Bình thường mới đòi hỏi sự dũng cảm dân sự” của Thạc sĩ. Trần Như Hải, Khoa Quan hệ công chúng –Truyền thông, Đại học Văn Lang.

Hội Hane ký kết hợp tác với Hội VAsean chương trình về bảo vệ môi trường

“Bình thường mới” hiểu đơn giản là những điều khác với những cái cũ, có thể là những điểm mà trước đây mọi người cho là bất bình thường thì nó sẽ trở nên bình thường hoặc cũng có thể là những điều mà trước đây chúng ta đang phấn đấu để thực hiện thì nay điều kiện mới bắt buộc chúng ta phải thực hiện nó nhanh hơn, vì nếu không thực hiện, sẽ không thể tồn tại trong thời đại mới. Dịch bệnh đã thay đổi về cấu trúc xã hội, thay đổi này giống như một thời kỳ mới, không phải thay đổi nhất thời. “Bình thường mới” không phải cái gì cao xa, mà nó là những gì diễn ra xung quanh, từ chính trị ngoại giao, an ninh quốc phòng, kinh tế xã hội, đời sống sản xuất, cách thức tiêu dùng, cách thức sống, y tế, giáo dục… làm sao để thích ứng và phát triển khi mình xác định được các yếu tố, sẽ có cách ứng phó.

Ở đó, dũng cảm dân sự như một phẩm chất xã hội nhất thiết để hình thành con người tự do. Lòng dũng cảm dân sự ấy cũng là phương thức đấu tranh giành lấy tư cách làm người trên con đường san lấp những hố sâu bất bình đẳng xã hội, những khấp khểnh của thị trường tự do cạnh tranh. “Dich bệnh phức tạp và tốc độ toàn cầu hóa càng nhanh, tầng lớp này càng có cơ hội tìm thấy sự thăng tiến của mình trong những môi trường thích hợp ở nước ngoài. Trong toàn cầu hóa, chỉ một xã hội văn minh, nơi mọi công dân có thể chủ động tham gia giải quyết công việc của xã hội, mới có điều kiện bảo vệ và phát huy những giá trị mang đặc trưng dân tộc”.

Như vậy có thể thấy dũng cảm được hiểu là có dũng khí, bản lĩnh, dám đối mặt với mọi khó khăn, nguy hiểm để làm những việc nên làm. Dũng cảm cũng là việc dám đối diện với chính bản thân mình, làm những việc mà những người khác không bao giờ dám làm, coi đó chỉ đơn giản là những thử thách của bản thân. Người dũng cảm là người có bản lĩnh, ý chí, nghị lực, dám nghĩ, dám làm, dám đấu tranh với cái ác để bảo vệ cái thiện.

Doanh nghiệp đầu tư thiết bị công nghệ duy trì sản xuất sau đại dịch

Thực tế, “hậu” dịch bệnh Covid 19 và vấn đề toàn cầu hóa sẽ chậm lại khi mà các chuỗi liên kết, cung ứng bị đứt gãy, các nước có những chính sách mới về công nghiệp hóa, thúc đẩy việc dịch chuyển và cơ cấu lại, chuyển sản xuất về gần hơn với người tiêu dùng, tránh phụ thuộc quá mức vào một nguồn cung. Lúc đó, cần phải dừng lại để xem lại những mặt hàng thiết yếu của cuộc sống, những thế mạnh, an toàn cuộc sống quốc gia. Ví dụ EU tuyên bố xây dựng chiến lược công nghiệp mới nhấn mạnh về thiết bị y tế, thuốc men… là tự chủ động cung cấp, không phụ thuộc vào bên ngoài.

Từ đầu năm 2020, đại dịch Covid-19 xảy ra trên toàn cầu, tạo nên cuộc khủng hoảng đa chiều, tác động đến nhiều ngành nghề khác nhau, cuộc sống vật chất lẫn tinh thần của con người. “Trạng thái bình thường mới” được dùng để đề cập tới sự thay đổi về các hoạt động, quan hệ xã hội và hành vi con người sau đại dịch. Dịch Covid-19 đã và đang làm thay đổi toàn diện cấu trúc xã hội mang tính lâu dài và “Trạng thái bình thường mới” hiểu đơn giản là những điều khác với những cái cũ. Có thể là những điểm mà trước đây được cho là bất bình thường thì sẽ trở nên bình thường hoặc cũng có thể là những điều mà trước đây chúng ta đang phấn đấu để thực hiện thì nay, trong điều kiện mới bắt buộc chúng ta phải thực hiện nó nhanh hơn nhằm thích ứng với tình hình mới.

Điểm đặc trưng để nhận diện “Trạng thái bình thường mới” đó là: Khi làm bất kỳ việc gì, phải vừa đảm bảo tính hiệu quả vừa đảm bảo mục tiêu; Dịch bệnh là vấn đề diễn ra trên quy mô toàn cầu, tình huống bất thường không ai đoán trước được, tác động đến mọi giai tầng xã hội, không phụ thuộc vào trình độ phát triển hay thể chế chính trị; Tác động của dịch bệnh đòi hỏi mỗi con người, tổ chức và toàn bộ hệ thống xã hội phải năng động và có khả năng chống chịu và thích ứng với bối cảnh mới; Đặt ra nhiều vấn đề phải định hình lại, phải đối mặt với nhiều rủi ro xã hội: dịch bệnh, thiên tai, biến đổi khí hậu…

Tiêm Vaccine là liều thuốc tốt đảm bảo không bị đứt gãy thị trường lao động

Để thích ứng với trạng thái “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch Covid-19” các cấp, các ngành cần quan tâm tập trung tuyên truyền về phương thức sống chung với Covid-19. Sống chung với Covid-19 hoàn toàn không có nghĩa là sống chung với đại dịch, mà phải giảm thiểu tác hại của dịch bệnh. Trong đó, ý thức trách nhiệm của người dân là yếu tố quyết định; phát huy vai trò người dân là trung tâm, là chủ thể trong phòng, chống dịch. Chính sự hiểu biết sẽ làm gia tăng sức đề kháng bệnh dịch của toàn bộ hệ thống xã hội.

Trong trạng thái “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch Covid-19”, chưa thể khắc phục ngay hậu quả do đại dịch gây ra. Do đó, bảo đảm an sinh xã hội cần phải được đặc biệt quan tâm, đặc biệt là nhóm đối tượng lao động tự do, hộ kinh doanh cá thể, người nhập cư, người yếu thế… chịu tác động từ đại dịch nặng nề hơn so với các nhóm đối tượng khác. Đó là cơ sở tạo nên sự yên tâm trong nghề nghiệp và cuộc sống của người lao động; không tạo ra các làn sóng di dân bất thường, nhằm đảm bảo không bị đứt gãy thị trường lao động hiện nay.

Trong những ngày sắp tới, tình hình chống dịch bệnh và khôi phục kinh tế Thành phố có thể mở ra một bước ngoặt mới hay không vẫn phụ thuộc vào từng người dân. Chúng ta không cần những biện pháp phức tạp mà không hiệu quả, cản trở sự phục hồi và phát triển của nền kinh tế. Người Việt Nam mình rất ý thức về sức khỏe của họ. Tuy mình còn rất nghèo so với nhiều quốc gia, hệ thống y tế yếu kém, nhưng tuổi thọ của người Việt Nam rất cao so với nhiều quốc gia trên thế giới… nói lên sự ý thức lâu đời của người Việt nam về sức khỏe của mình…

Với chủ trương chống dịch và phát triển kinh tế phải song song, Chính phủ và Quốc hội đồng hành cùng doanh nghiệp trên tinh thần “nghĩ thật, nói thật, làm thật, hiệu quả thật, nhân dân và doanh nghiệp được thụ hưởng thật.”

Thạc sĩ. Trần Như Hải, Khoa Quan hệ công chúng –Truyền thông, Đại học Văn Lang

Đọc thêm

lên đầu trang