spot_img
HomeBất động sản"Thiên tình sử" của dự án bị "trù dập" 12 năm: Cuộc 'cưỡng hôn' để lại nhiều hậu quả...

“Thiên tình sử” của dự án bị “trù dập” 12 năm: Cuộc ‘cưỡng hôn’ để lại nhiều hậu quả (kỳ 3)

Tung cú “knock-out” chẳng những không hạ được chủ đầu tư; CPL còn bị Báo CATP bóc trần các “chiêu trò” ma mãnh. Dính đòn “gậy ông đập lưng ông”, CPL rút êm gần 2 năm, rồi bất ngờ muốn “nối lại tình xưa” với Công ty HP (?!)

Mưu “độc” bất thành, trở ngược “liên doanh” (?!)

CPL hiểu rõ, khi tung “chiêu độc, đòn hiểm” với chủ đầu tư thì việc hợp tác gần như chấm dứt. Lẽ ra nên thương lượng với Công ty HP để nhận lại khoản tạm ứng 15,6 triệu USD thì CPL khởi kiện ngày 21-8-2012, yêu cầu Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (gọi tắt VIAC) buộc chủ đầu tư phải thành lập Công ty liên doanh (CTLD) theo Thỏa thuận khung (TTK) ký ngày 1-6-2007…

Thụ lý đơn kiện, VIAC lập “Hội đồng” gồm 3 trọng tài viên là ông Nguyễn Chính (làm chủ tịch), ông Đặng Hùng Võ (cựu thứ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường) và ông Chu Khắc Hoài Dương. Hội đồng 3 trọng tài đã họp ngày 27-3-2013 để xem xét yêu cầu của CPL. Dù toàn bộ phía bị đơn vắng mặt và Công ty HP có đơn khiếu nại nhưng Hội đồng VIAC vẫn xử “một bên”, rồi ra Phán quyết trọng tài (PQTT) số 29/12 ngày 25-4-2013, tuyên: Chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn CPL, Công ty HP thực hiện tiếp tục TTK, bao gồm quá trình xin phép và đạt được chứng nhận đầu tư cho CTLD được thành lập giữa HP và CPL.

Về “phí trọng tài”, bộ 3 trọng tài tính ra con số “tổng” là 114.207,16 USD. Trong đó, Công ty HP thua kiện, buộc phải nộp 80% với 91.365,73 USD (khoảng 2 tỷ đồng); CPL thắng kiện, chịu 20%. Do nguyên đơn đã “tạm ứng” toàn bộ phí trọng tài nộp cho VIAC, nên Công ty HP trả lại cho CPL 91.365,73 USD.

Trụ sở Công ty Hồng Phát

Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty HP Trần Thị Việt Thanh bức xúc: “PQTT đã tước đoạt của Công ty HP quyền tự do kinh doanh được quy định rõ trong Hiến pháp và các quy định của pháp luật có liên quan. Thực tế đã diễn ra, CPL bất chấp thủ đoạn, bày đủ chiêu, trò để trục lợi dự án; vu cáo hãm hại, đẩy chủ đầu tư vào vòng lao lý để độc chiếm dự án… Như vậy, Công ty HP sẽ “liên doanh” như thế nào khi CPL luôn xem chủ đầu tư như kẻ thù, sẵn sàng hạ độc thủ để tiêu diệt? Nếu 3 vị trọng tài công tâm, xem xét toàn diện vụ tranh chấp thì không thể nào ra PQTT vi hiến, trái pháp luật, kéo dài gần 9 năm không thể thi hành, đẩy vụ tranh chấp dai dẳng, lún sâu vào khủng hoảng, không hồi kết”.

Nhiều chuyên gia pháp lý trong đó có Tiến sĩ luật Lưu Bình Nhưỡng (Phó trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội) đều có chung quan điểm: PQTT cưỡng buộc hai doanh nghiệp (DN) phải “liên doanh” là trái quy định pháp luật.

LS Trần Hải Đức (Đoàn Luật sư TPHCM) và nhóm hơn 10 LS ở TPHCM chỉ ra PQTT có ít nhất 5 điểm sai cả về hình thức lẫn nội dung. Trong đó, điểm sai nghiêm trọng nhất chính là việc bức ép hai DN như “nước với lửa”, mâu thuẫn gay gắt, phải cùng “sánh đôi” theo kiểu “cưỡng hôn”. Trong khi đó, theo quy định của hệ thống pháp luật Việt Nam, trong đó có Luật Đầu tư việc thành lập CTLD phải do “ý chí tự nguyện” của các bên đương sự, không ai được can thiệp, làm thay.

Lãnh đạo Bộ Tư pháp (cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lí Nhà nước về Trọng tài theo khoản 3, Điều 15 Luật Trọng tài thương mại), cũng nêu rõ quan điểm, thể hiện tại VB số 123/BC-BTP ngày 4-6-2018: “Theo quy định của Luật Đầu tư và pháp luật khác có liên quan, việc thành lập CTLD phải do ý chí tự nguyện của các bên đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác (kể cả cơ quan THADS) không thể thực hiện thay”.

LS Trần Hải Đức chỉ ra thêm: CPL được Công ty mẹ Chuangs lập ra tại British Virgin Islands – BVI, là “thiên đường thuế” số một thế giới. Bản thân Công ty Chuangs cũng đăng ký thành lập tại “thiên đường thuế” Bermuda. CPL có dấu hiệu “đầu tư chui”. Điều này đã được Bộ Công an khẳng định tại VB số 1606/ANCTNB-P4 ngày 7-11-2018: “Đến nay, CPL không có thông tin về đăng ký đầu tư, đăng ký kinh doanh và chưa được cấp phép hoạt động thương mại tại Việt Nam”. CPL không có tư cách pháp nhân tại Việt Nam nên không thể đứng tên trong CTLD theo Luật Đầu tư 2005. Do đó, ngay cả khi chủ đầu tư đồng ý “sánh đôi” thì cũng không thể lập được liên doanh HP – CPL do chưa tuân thủ theo pháp luật Việt Nam.

Liên quan đến số tiền tạm ứng 15,6 triệu USD, CPL chuyển ngoại tệ vào Việt Nam từ năm 2007-2008 nhưng đến nay, vẫn chưa đăng ký với Ngân hàng Nhà nước cũng như tỉnh Long An. Mặt khác, CPL chuyển lượng lớn ngoại tệ khi chưa được cấp phép đầu tư và cấp phép hoạt động thương mại tại Việt Nam là trái với quy định của pháp luật về đầu tư và thương mại. Còn nữa, về nguồn gốc số ngoại tệ này là “tiền sạch” hay “tiền đen” đưa vào Việt Nam với mục đích “rửa tiền”, cũng chưa được làm rõ. Vậy mà Hội đồng VIAC lại “thương” CPL, công nhận vô điều kiện số ngoại tệ này rồi lấy làm căn cứ để tính “phí trọng tài” lên đến 114.207,16 USD (?!).

Thật khó tin, những “lỗ hổng” PQTT đã bày ra trước mắt, nhiều không đếm hết, vậy mà TAND TPHCM với “Hội đồng” gồm 3 thẩm phán Nguyễn Công Phú (chủ tọa), Nguyễn Thu Chinh và Phạm Thị Duyên, dễ dàng bỏ qua tất cả, rồi ra QĐ số 1171/2013/KDTM-ST ngày 25-9-2013 “không hủy PQTT”.

Đầu “liên doanh”, đuôi… “chia đất”(!)

PQTT đã được bộ 3 thẩm phán “thông qua”, có hiệu lực pháp luật nhưng kéo dài suốt gần 9 năm, qua hai cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) của TPHCM và Long An (sẽ được phản ánh ở kỳ cuối) vẫn không thể thi hành. Nguyên nhân cốt lõi: Việc lập CTLD mang tính “tự nguyện” giữa HP và CPL, không ai được làm thay. Lãnh đạo Bộ Tư pháp cũng xác định rõ tại VB số 123/BC-BTP: “PQTT rất khó để tổ chức thi hành trên thực tế”.

Về phía CPL, khởi kiện để có được PQTT như ý nhưng không thực hiện mà có mưu đồ khác. Cụ thể, suốt 3 năm qua, CPL có nhiều VB gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp cùng các cơ quan chức năng, thừa nhận: “Mâu thuẫn giữa HP và CPL kéo dài, không thể tháo gỡ. Việc lập CTLD không còn khả thi”. Từ đó, CPL yêu cầu “thu hồi dự án, lấy đất “chia” và giao đất cho CPL 130ha, cắt ra từ 13 QSDĐ với 232,66ha của Công ty HP.

Trong VB đề ngày 9-3-2021, CPL tự nhận “không còn chút niềm tin với Công ty HP”. Mới nhất, tại hai VB đề ngày 8-11 và 8-12-2021, CPL vẫn nằng nặc đòi “chia 130ha đất”.

Phó TGĐ Công ty HP Thái Thị Hồng Hậu, bày tỏ bức xúc: Chính CPL xác định “mâu thuẫn kéo dài, không thể tháo gỡ” nhưng lại khởi kiện đòi lập CTLD. Sau hơn 8 năm, CPL đảo ngược, cho rằng “việc lập CTLD không khả thi” nên tự “xé toạc” PQTT, “khai tử” dự án, để “chia đất”. CPL phơi bày hành vi bỡn cợt, xem thường pháp luật Việt Nam. Tệ hại hơn, CPL còn trịch thượng, nhiều lần “đe” các cơ quan chức năng địa phương, “dọa” lãnh đạo Trung ương nhưng không bị xử lý nên ngày càng lộng hành.

“Khởi kiện đòi lập liên doanh nhưng đích cuối cùng mà CPL nhắm tới và muốn đạt được là “chia 130ha đất”. Vì muốn “chia đất” và liên tục đòi “chia”, nên CPL tìm mọi cách để không thi hành PQTT. Lạ thay, một số cơ quan chức năng lại “thương” và “chiều” theo CPL; quay sang làm khó, thậm chí “trù dập” Công ty HP. Là chủ đầu tư, HP lại bị đối xử “tệ” ngay trên sân nhà!”, bà Hậu tâm tư…

Liên quan đến thực thi PQTT, Tiến sĩ luật Lưu Bình Nhưỡng – Phó trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội, có VB đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xem xét việc cố tình buộc thành lập liên doanh giữa Công ty HP và CPL (CPL là DN như thế nào các cơ quan có thẩm quyền còn chưa rõ, thậm chí có thể là doanh nghiệp (DN) trá hình rửa tiền, có thông tin chính CPL đã sử dụng thông tin của dự án để lên sàn chứng khoán kiếm hàng chục triệu đôla ở nước ngoài) chưa được cấp phép đầu tư, nhằm đảm bảo tôn trọng quyền tự định đoạt của các DN theo pháp luật. Theo nguyên tắc của pháp luật quy định trong Hiến pháp, Bộ luật Dân sự, Luật DN… thì không ai có quyền buộc các bên thiếu thiện chí, không tự nguyện phải cùng thành lập DN kinh doanh chung.

Tiến sĩ luật Lưu Bình Nhưỡng

Liên quan đến TTK, Tiến sĩ luật Phan Trung Hoài (Phó chủ tịch Liên đoàn LS Việt Nam) nêu quan điểm: Căn cứ quy định tại Điều 122, 128 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì, TTK giữa CPL và Công ty HP ký kết ngày 1-6-2007 là giao dịch vô hiệu. Đồng quan điểm với Tiến sĩ Hoài, LS Hà Thị Thanh (Đoàn LS TP. Hà Nội) nêu thêm: TTK bị vô hiệu do Công ty HP chưa có đủ điều kiện để thực hiện việc góp vốn bằng giá trị QSDĐ của dự án tại thời điểm ký kết.

(Còn tiếp…)

Theo Văn Cương/Công an TPHCM
https://congan.com.vn/vu-an/phong-su/ky-3-cuoc-cuong-hon-de-lai-nhieu-hau-qua_127080.html

spot_img
spot_img
spot_img
spot_img

Đăng ký trở thành Hội viên

Tham gia Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh và cùng xây dựng môi trường xanh hơn!

Tham gia sự kiện

analytica Vietnam 2025 - Triển lãm quốc tế chuyên ngành lớn nhất tại Việt Nam trong lĩnh vực Phân tích, Thí nghiệm, Công nghệ Sinh học và Chẩn đoán

Bài liên quan:

Hội thảo Quy trình xử lý rác thải bằng công nghệ phản ứng nước cận tới hạn để phân hủy

Ngày 20/12/2024, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật TPHCM phối hợp cùng Liên danh Saigon – Mekong (SCM) tổ chức hội thảo “Quy trình xử lý rác thải bằng công nghệ phản ứng nước cận tới...

Chưa thực hiện kiểm định khí thải xe máy

TMO - Lộ trình thực hiện kiểm định khí thải mô tô, xe gắn máy sẽ thực hiện theo Luật Bảo vệ môi trường. Luật này do Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chủ trì, phối...

Lữ đoàn 167 khai mạc Hội thao chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35...

Chiều 16/12/2024, tại TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Lữ đoàn 167 (Vùng 2 Hải quân) tổ chức khai mạc Hội thao thể dục thể thao chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân...

TPHCM: Khán giả HOZO cùng chung tay góp cây xanh tại Liên hoan âm nhạc Quốc tế TPHCM lần 4 năm 2024

Tối 13/12/2024, Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày Lễ lớn TPHCM tổ chức khai mạc Liên hoan âm nhạc Quốc tế TPHCM lần 4 - “Hò dô” 2024 (Ho Chi Minh City International Music Festival 2024 - HOZO...

Sự kiện cuối năm CLB CBSC lan tỏa “sự tử tế” trong kinh doanh

Với tinh thần "Chia sẻ giá trị - Kết nối đam mê," Câu lạc bộ CBSC (Construction Business Sharing & Connecting) đã khẳng định vị thế là mái nhà chung của hơn 1000 thành viên đến từ ba miền...

Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh tặng Trung đoàn 251 Hải quân 5.000 cây xanh

Ngày 8/12/2024, tại TP.Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh (HANE) đã đến thăm, trồng cây và giao lưu tại Trung đoàn 251, Vùng 2...
spot_img
spot_img