spot_img
HomeBất động sảnLong An: 5 bộ, ngành vào cuộc vụ dự án bất động sản nghìn tỷ… “bất động” 14 năm

Long An: 5 bộ, ngành vào cuộc vụ dự án bất động sản nghìn tỷ… “bất động” 14 năm

Ngày 9/3 vừa qua, tại tỉnh Long An đã diễn ra cuộc họp tìm cách tháo gỡ cho dự án khu dân cư Hồng Phát (500 ha, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), vốn “bất động” đã… 14 năm. Đại diện 5 bộ, ngành trung ương đã tham gia cuộc họp này.

Dự án Khu đô thị Hồng Phát tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, có quy mô khoảng 500 ha. Trong giai đoạn 1, thực hiện hơn 270 ha. Ảnh: Đông Anh
Dự án Khu đô thị Hồng Phát tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, có quy mô khoảng 500 ha. Trong giai đoạn 1, thực hiện hơn 270 ha. Ảnh: Đông Anh

5 bộ, ngành trung ương vào cuộc

Đại diện 5 bộ, ngành trung ương gồm: Tổng cục Thi hành án dân sự (THADS) – Bộ Tư pháp, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài nguyên – Môi trường và Văn phòng Chính phủ.

Về phía tỉnh Long An có ông Nguyễn Văn Út – Chủ tịch UBND tỉnh, cùng đại diện các sở, ngành liên quan và lãnh đạo UBND huyện Đức Hòa.

Trong cuộc họp, có bà Thái Thị Hồng Hậu – phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần địa ốc Hồng Phát – chủ đầu tư dự án khu dân cư Hồng Phát và đại diện Công ty China Policy Limited (CPL, thuộc vùng lãnh thổ British Virgin Islans) – đối tác dự án.

Dự án bất động sản do Công ty cổ phần địa ốc Hồng Phát làm chủ đầu tư, nhưng vẫn … “bất động”, không thể triển khai suốt 14 năm qua. Ảnh: Đông Anh

Ngày 1/6/2007, Hồng Phát và CPL ký kết “thoả thuận khung”, cùng góp vốn đầu tư dự án trên (diện tích khoảng 500 ha, tại huyện Đức Hoà, tỉnh Long An). Dự án được UBND tỉnh Long An chấp thuận chủ trương từ năm 2003 và có quyết định thu hồi đất giao cho Công ty Hồng Phát làm chủ đầu tư từ năm 2005.

Ngay sau khi ký “thoả thuận khung”, CPL đã góp 15,6 triệu USD cho giai đoạn 1 của dự án. Với số tiền trên, Hồng Phát dùng vào việc bồi thường, giải phóng mặt bằng 273 ha đất. Tuy nhiên, quá trình giải phóng mặt bằng, bồi thường cho người dân đã phát sinh chi phí xây dựng khu tái định cư, Hồng Phát đề nghị CPL bổ sung thêm vốn. Nhưng CPL khước từ và khẳng định chỉ chi 15,6 triệu USD…

Suốt 14 năm qua, Hồng Phát huy động vốn từ nhiều nguồn, đổ vào dự án hơn 1.000 tỷ đồng để dự án không bị gián đoạn. Hồng Phát tiếp tục giải phóng mặt bằng, bồi thường cho người dân và triển khai đường sá, cơ sở hạ tầng.

Bất chấp đối tác CPL không đổ thêm vốn, Công ty Hồng Phát vẫn đổ ra hơn 1.000 tỷ đồng để san lấp mặt bằng, bồi thường cho người dân…; qua đó duy trì dự án để không bị thu hồi. Ảnh: Đông Anh

UBND tỉnh Long An đã cấp 13 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) cho Công ty Hồng Phát. Đồng thời, chính quyền cũng khuyến khích Hồng Phát tiếp tục đẩy nhanh tiến độ phát triển dự án, không để dự án “treo”, ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

Thế nhưng, với CPL, nhiều năm qua, trước tình hình giá trị đất đai ngày càng gia tăng đã liên tục khiếu nại Hồng Phát. CPL đòi Hồng Phát “chia phần” giá trị gia tăng tại dự án, dù không tham gia bất cứ công việc gì, ngoài việc góp số tiền 15,6 triệu USD vào năm 2007.

Năm 2013, Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) ra phán quyết: “Công ty Cổ phần Địa ốc Hồng Phát phải tiếp tục “Thỏa thuận khung” để tuân thủ nghiêm ngặt điều 6.1 và các điều khoản khác của “Thỏa thuận khung”.

Nhiều hạng mục hạ tần dư án khu dân cư đã được hình thành. Ảnh: Đông Anh

Bao gồm thực hiện thủ tục xin phép cần thiết và có được Giấy chứng nhận đầu tư cho công ty liên doanh của dự án, tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, như đã được thỏa thuận trong “Thỏa thuận khung”. Hồng Phát phải đóng góp quyền sử dụng đất của diện tích đất giai đoạn 1 đứng tên của Hồng Phát vào công ty liên doanh”.

Song, từ năm 2013 đến nay, Hồng Phát và CPL vẫn không thể thống nhất thành lập công ty liên doanh. Phía Hồng Phát yêu cầu: Trước khi thành lập liên doanh,  CPL phải bổ sung vốn cho chi phí giải phóng, đền bù mà Hồng Phát gánh chịu từ nhiều năm nay để duy trì dự án.

Còn CPL vẫn không chấp nhận bổ sung vốn, mà khẳng định số tiền 15,6 triệu USD nói trên đã đầu tư vào dự án, nên phải được “chia phần”…

Chưa đăng ký đầu tư đã đòi chia tách 130 ha đất dự án (?)

Trong khi đó, ông Tống Quốc Đạt – Chánh văn phòng Bộ Kế hoạch – Đầu tư – cho rằng: “Trong thời gian Luật Đầu tư 2005 có hiệu lực thi hành, việc tổ chức, cá nhân nước ngoài chuyển vốn từ nước ngoài vào Việt Nam cho đối tác Việt Nam để hợp tác.

Số vốn đó sử dụng cho các hoạt động đầu tư của dự án, mà chưa thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư, hoặc thẩm tra để cấp Giấy chứng nhận đầu tư tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì chưa có cơ sở để xác định việc chuyển vốn này là hoạt động đầu tư vào dự án, với tư cách là nhà đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam”.

Khu vực trung tâm dự án. Ảnh: Đông Anh

Tại cuộc họp để tìm lối thoát cho dự án “khủng” này, phía Công ty Hồng Phát cho rằng: Doanh nghiệp đã nỗ lực thực thi Phán quyết của Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) đã sang năm thứ 7. Hơn 30 cuộc họp chính thức về việc giải quyết THA, nhưng vẫn chưa có hướng giải quyết dứt điểm.

Tuy nhiên, việc CPL đòi chia tách 130 ha trong tổng diện tích dự án của Hồng Phát hơn 270 ha của giai đoạn 1, để CPL tự đầu tư dự án với tên gọi “Saigon Beverly Hills” là vi phạm phán quyết của trọng tài, vì điều này không có trong nội dung phán quyết. Đồng thời, yêu cầu này cũng không đúng quy định của pháp luật Việt Nam, nên Công ty Hồng Phát không chấp nhận.

Việc Cục THADS tỉnh Long An ra quyết định phong tỏa giao dịch 13 sổ đỏ của dự án là “không đúng pháp luật, gây thiệt hại cho Công ty Hồng Phát”.

Một góc dự án khu đô thị Hồng Phát, tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Ảnh: Đông Anh

Trong khi đó, phía đại diện cho CPL là ông Tong Kwok Lun, cho rằng, phía Hồng Phát “chưa cung cấp hồ sơ hợp lệ và chi phí hợp lý”… Hồng Phát đưa ra những điều kiện không có trong thỏa thuận khung nên CPL không đồng ý yêu cầu của Hồng Phát.

Đại diện các sở, ngành tỉnh Long An thì cho rằng: Công ty Hồng Phát và CPL cần hợp tác thành lập Công ty liên doanh để thực hiện dự án. Tỉnh sẽ quan tâm hỗ trợ 2 doanh nghiệp thực hiện đúng phán quyết của trọng tài.

Bà Thái Thị Hồng Hậu – Phó Tổng giám đốc Công ty CP địa ốc Hồng Phát – cho hay: “Doanh nghiệp đã tốn kém hơn 1.000 tỷ đồng để bồi thường, giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng, nhằm duy trì dự án hơn 14 năm qua. Nay, dự án muốn tiếp tục phát triển, nhưng vì tranh chấp, nên toàn bộ 13 sổ đang bị phong toả, không thể giao dịch, vay vốn ngân hàng. Không thể chỉ vì mắc có 15,6 triệu USD của CPL, mà đình trệ toàn bộ dự án trị giá hàng trăm triệu USD”.

Còn rất nhiều hạng mục hạ tầng cơ sở nữa phải được hoàn thiện; tuy nhiên, hiện dự án đang bị đình trệ do tranh chấp từ đối tác CPL. Ảnh: Đông Anh

Bà Hậu cho rằng, CPL cần phải sớm trả lời, vì sao suốt nhiều năm, CPL vẫn không tuân thủ đăng ký đầu tư theo đúng quy định của luật pháp đầu tư Việt Nam ? Trong khi, trụ sở của CPL tại British Virgin Islands, được coi là “thiên đường thuế”. Các doanh nghiệp xuất phát từ “thiên đường thuế” chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn ở nước ngoài. Thậm chí, không nhất thiết phải gánh chịu trách nhiệm cụ thể về pháp lý và tài chính, khi đầu tư ra nước ngoài…

Theo ông Nguyễn Văn Sơn – phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS – cho biết: “Chúng tôi ghi nhận ý kiến 2 bên và các ban, ngành tham dự cuộc họp. Xem xét giải quyết đề nghị, kiến nghị của 2 bên. Tổng cục THADS sẽ tổng hợp toàn bộ quá trình tổ chức thi hành phán quyết trọng tài để tham mưu Bộ trưởng Bộ Tư pháp phối hợp bộ, ngành có liên quan để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết.

Theo Đông Anh/Dân Việt
https://danviet.vn/long-an-5-bo-nganh-vao-cuoc-go-kho-cho-du-an-bat-dong-san-ngan-ty-bat-dong-14-nam-20210310151800223.htm

spot_img
spot_img
spot_img
spot_img

Đăng ký trở thành Hội viên

Tham gia Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh và cùng xây dựng môi trường xanh hơn!

Tham gia sự kiện

analytica Vietnam 2025 - Triển lãm quốc tế chuyên ngành lớn nhất tại Việt Nam trong lĩnh vực Phân tích, Thí nghiệm, Công nghệ Sinh học và Chẩn đoán

Bài liên quan:

Hội thảo Quy trình xử lý rác thải bằng công nghệ phản ứng nước cận tới hạn để phân hủy

Ngày 20/12/2024, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật TPHCM phối hợp cùng Liên danh Saigon – Mekong (SCM) tổ chức hội thảo “Quy trình xử lý rác thải bằng công nghệ phản ứng nước cận tới...

Chưa thực hiện kiểm định khí thải xe máy

TMO - Lộ trình thực hiện kiểm định khí thải mô tô, xe gắn máy sẽ thực hiện theo Luật Bảo vệ môi trường. Luật này do Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chủ trì, phối...

Lữ đoàn 167 khai mạc Hội thao chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35...

Chiều 16/12/2024, tại TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Lữ đoàn 167 (Vùng 2 Hải quân) tổ chức khai mạc Hội thao thể dục thể thao chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân...

TPHCM: Khán giả HOZO cùng chung tay góp cây xanh tại Liên hoan âm nhạc Quốc tế TPHCM lần 4 năm 2024

Tối 13/12/2024, Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày Lễ lớn TPHCM tổ chức khai mạc Liên hoan âm nhạc Quốc tế TPHCM lần 4 - “Hò dô” 2024 (Ho Chi Minh City International Music Festival 2024 - HOZO...

Sự kiện cuối năm CLB CBSC lan tỏa “sự tử tế” trong kinh doanh

Với tinh thần "Chia sẻ giá trị - Kết nối đam mê," Câu lạc bộ CBSC (Construction Business Sharing & Connecting) đã khẳng định vị thế là mái nhà chung của hơn 1000 thành viên đến từ ba miền...

Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh tặng Trung đoàn 251 Hải quân 5.000 cây xanh

Ngày 8/12/2024, tại TP.Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh (HANE) đã đến thăm, trồng cây và giao lưu tại Trung đoàn 251, Vùng 2...
spot_img
spot_img